Bệnh mỡ máu nên ăn gì? đang là mối quan tâm của rất nhiều người. Với cuộc sống bận rộn, ít vận động và sự lên ngôi của các thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh,… số lượng người mắc bệnh mỡ máu cao ngày càng tăng lên và có xu hướng trẻ hóa.
Bệnh mỡ máu cao hay còn gọi là máu nhiễm mỡ là tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu. Nồng độ các chất béo như cholesterol xấu (LDL), trigliceride trong máu cao do nhiều nguyên nhân như uống nhiều rượu, bia, hút thuốc lá, ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, thừa cân, béo phì, uống thuốc tránh thai… gây nên, hoặc cũng có thể là biến chứng của một số bệnh như tiểu đường, bệnh gan, suy tuyến giáp,… Đây là một căn bệnh nguy hiểm có thể gây chết người nếu không điều trị kịp thời. Do đó, việc cẩn trọng trong chế độ ăn uống là rất quan trọng để làm giảm sự phát triển của căn bệnh mỡ máu này.
Người bệnh mỡ máu cần chú ý điều gì?
Trước hết, người bệnh cần lưu ý giảm mức năng lượng xuống dưới 1.800 kcal và đảm bảo cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý, giàu protein, ít chất béo. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng và hợp lý là một bữa ăn đảm bảo khẩu phần năng lượng được chia ra như sau: năng lượng từ chất đường bột (glucid): 50 – 60%; chất đạm (protein): 10 – 20%; chất béo (lipid): 15 – 20%.
Bệnh tim mạch là bệnh nguy hiểm và chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng đến bệnh. Vậy thì khi mắc bệnh tim mạch nên ăn gì thì tốt nhất để giảm thiểu hậu quả cũng như ngăn ngừa bệnh. Người bệnh ung thư kiêng ăn gì để tránh gây…
Người bệnh mỡ máu nên ăn gì và không nên ăn gì?
Chất đạm (protein): 10 – 20%
Người bệnh nên hạn chế các loại thịt đỏ, nội tạng động vật,… Thay vào đó, có thể dùng các nguồn protein từ thực vật hay các nguồn thực phẩm giàu protein, ít béo như cá ngừ, cá hồi, cá mòi, cá thu, cá trích,… Thịt cá không những tốt cho người bệnh tim mạch mà còn giúp bổ sung thêm nhiều Omega – 3 cho trí não hoạt động và làm việc được minh mẩn.
Chất béo (lipid): 15 – 20%
Chất béo rất cần cho hoạt động của thần kinh và não bộ. Đối với chất béo, không phải tất cả các loại chất béo đều gây ảnh hưởng xấu đến bệnh tình của người bệnh. Chỉ có loại chất béo bão hòa và chất béo trans fat là loại chất béo mà người bệnh cần lưu ý tránh xa. Trong khi chất béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa là những loại chất béo rất tốt, giúp cải thiện lượng cholesterol trong máu.
Trái bơ, cá, dầu olive, trứng và các loại hạt ngũ cốc… là những thực phẩm chứa chất béo tốt cho sức khỏe, nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày để có cơ thể khỏe mạnh. Rất nhiều người nghĩ rằng nên tránh ăn những thực phẩm nhiều chất…
Cần tránh:
Chất béo bão hòa thường có trong các loại thực phẩm như: mỡ động vật, da động vật, kem sữa bò, dầu cọ, dầu dừa. Ngoài ra, người bệnh cũng cần kiêng cử kem thực vật hay dùng để uống với cà phê, kẹo chocolate, bánh kem,… vì trong thành phần của những thực phẩm này thường có chứa dầu cọ hoặc dầu dừa.
Chất béo trans fat thường có trong các món chiên, mì gói, bánh mì, bơ thực vật,…
Nên dùng:
Chất béo không bão hòa đơn thường có nhiều trong dầu hạt cải, dầu ô liu, dầu đậu phộng, các loại hạt, bơ…
Chất béo không bão hòa đa có trong cá, quả óc chó, dầu đậu nành, dầu ngô, dầu hướng dương,…
Chất xơ
Người bệnh mỡ máu nên năng ăn những loại thực phẩm có hàm lượng cholesterol thấp như hoa quả, rau xanh, các thực phẩm được làm từ thịt nạc thăn, cá và đậu,… Điều này sẽ giúp làm giảm sự hấp thụ cholesterol ở đường ruột, hạn chế sự phát triển của bệnh. Nhất là những loại chất xơ có dạng hòa tan như gạo lức, lúa mạch, táo, cam, lê, bưởi, ổi, mận, các hạt họ đậu, đậu lăng,…
Bên cạnh đó, người bệnh cần chú ý hạn chế lại lượng muối trong mỗi khẩu phần ăn, nên ăn nhạt. Mỗi ngày chỉ nên dùng tối đa một thìa muối để có lợi có sức khỏe và hạn chế bệnh tim mạch.
Tránh ăn tối quá muộn với nhiều đạm, dễ gây khó tiêu, làm tăng lượng cholesterol đọng lại trên thành động mạch, gây xơ vữa động mạch.
Bệnh mạch vành nên ăn gì? là một trong những nỗi lo thường thấy ở những người đang mắc căn bệnh này. Bệnh mạch vành là căn bệnh rất nguy hiểm, có nguy cơ làm tắc nghẽn động máu dẫn đến hoại tử cơ tim – hay còn được gọi…
Ngoài ra, người bệnh nên bổ sung đầy đủ axit folic. Nếu lượng axit folic trong máu giảm sẽ khiến hàm lượng homocystein tăng lên, dẫn đến nguy cơ bệnh tim. Vì vậy, người bệnh cần chú ý nạp đủ 400 microgram axit folic này mỗi ngày thông qua các thực phẩm như: nước cam ép, rau chân vịt, bánh mì, đậu trắng, lạc, mầm lúa mì,…
Trên đây là những thông tin về người bệnh mỡ máu nên ăn gì và không nên ăn gì cũng như cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của mình mỗi ngày. Bên cạnh đó, người bệnh cần duy trì một lối sống lành mạnh, rèn luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Hy vọng những thông tin về bệnh mỡ máu nên ăn gì ở trên sẽ giúp ích được cho bạn. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh.
Khi nói đến chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh tim mạch có rất nhiều mối quan tâm xoay quanh vấn đề bệnh tim nên uống sữa nào? Bởi không phải loại sữa nào cũng bổ dưỡng và phù hợp với quá trình điều trị của bệnh nhân. Khi mắc…
Theo Dinhduong.online tổng hợp