5Chế độ dinh dưỡng khi mang thai sẽ rất ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, bạn có biết chế độ dinh dưỡng trước khi mang thai cũng không kém phần quan trọng. Nếu đang dự định có thai, bạn nên chú ý bổ sung những dưỡng chất sau cho cơ thể. Dinh dưỡng Online giới thiệu cho bạn 17 loại thực phẩm cần bổ sung trước khi mang thai, cùng với một số thực phầm cần kiêng khi mang bầu.
I. Nhóm bổ sung nhiều Axit folic
1. Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt chủ yếu bao gồm gạo lứt, ngô, kê, gạo tím, cao lương, yến mạch, kiều mạch, lúa mỳ, mè đen và các loại đậu khô còn nguyên vỏ như đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ, đậu trắng….
Ngũ cốc là một trong những thực phẩm tinh bột quen thuộc được nhiều người ưa chuộng sử dụng. Là một trong những nhóm thực phẩm an toàn và có lợi cho sức khỏe, sử dụng ngũ cốc còn đảm bảo không gây tăng cân, béo phì và phù hợp…
2. Các loại đậu
Các loại đậu như đậu đen, đậu xanh… chứa nhiều đạm, chất xơ, các vitamin và các khoáng chất tốt cho sức khỏe.
Đậu đen không còn gì xa lạ với chúng ta nữa, nhưng khi nói đến giá trị dinh dưỡng trong đậu đen thì không phải ai cũng biết. Vậy sự thật ẩn chứa bên trong một hạt đậu đen là gì? Chất dinh dưỡng trong quả nhãn và những điều…
3. Cam
Mỗi 100 gr quả cam có chứa 87,6 g nước, 1.104 microgram Carotene – một loại vitamin chống oxy hóa, 30 mg vitamin C, 10,9 g chất tinh bột, 93 mg kali, 26 mg canxi, 9 mg Magnesium , 0,3 g chất xơ, 4,5 mg natri, 7 mg Chromium, 20 mg phốt pho, 0,32 mg sắt và giá trị năng lượng là 48 Kcal.
Khi nhắc đến cam, chắc hẳn ai cũng nghĩ đến một loại quả vô cùng giàu vitamin C. Nhờ vậy, giúp tăng sức đề kháng, tốt cho người bệnh. Tuy nhiên ngoài vitamin C ra, còn có nhiều thành phần dinh dưỡng của quả cam mang lại cho chúng ta nhiều…
4. Bơ
Quả bơ có thể cung cấp axit folic cho bà bầu nhiều hơn rất nhiều so với bất cứ loại trái cây nào, tương đương khoảng 45 mg/100 gam bơ.
Những người ko nên ăn nhiều bơ: Phụ nữ trong thời kỳ cho con bú (Làm giảm quá trình tiết sữa của mẹ). Cơ địa mẫn cảm (Dễ gặp dị ứng và phát ban). Những người có vấn đề về gan ( dễ tạo ra nguy cơ bệnh trở nên trầm trọng hơn). Người nhạy cảm với latex (Dễ gây dị ứng). Có vấn đề về dạ dày (Ăn nhiều dễ bị kích ứng đường tiêu hóa)
Bơ là một loại quả cực kỳ tốt đối với sức khỏe và sắc đẹp của chúng ta. Vậy dinh dưỡng quả bơ có những tác dụng gì? Bài viết sau đây mong muốn chia sẻ đến các bạn về lợi ích tuyệt vời từ loại quả này. Muốn giảm nguy…
5. Cà Chua
48mcg là lượng axit folic có trong một ly nước ép cà chua. Bên cạnh đó, cà chua là loại quả giàu vitamin A, C, chất xơ và chất chống ôxy hóa.
Ai không nên ăn cà chua: những người bị bệnh gút (Trong cà chua có một lượng nhỏ purin – thực phẩm không tốt cho bệnh gút). Người bị bệnh sỏi mật (có thể gây co thắt túi mật)
Bạn đã biết rõ hết những giá trị dinh dưỡng quả cà chua chín chưa? Tại sao cà chua là một loại quả rất quen thuộc trong gian bếp của mỗi nhà? Tại sao cà chua thường được lựa chọn để chế biến trong các thực đơn hàng ngày? Bởi các vitamin…
6. Gạo lứt
Gạo lứt chứa vitamin nhóm B quan trọng trong chuyển hóa vật chất. Cụ thể nó chứa vitamin B6, B1, B2, B3 và chứa cả axit folic.
Ai không nên ăn gạo lứt: Người bị các vấn đề về đường tiêu hóa (Gây khó tiêu). Phụ nữ đang mang thai (Theo Viện Y học ứng dụng Việt Nam và Blog Natural News. Gạo lứt chứa thành phần Asen nên ăn nhiều sẽ không tốt)
Những lưu ý khi ăn gạo lứt để phát huy hiệu chăm sóc sức khỏe của chúng ta trong đời sống hàng ngày, tránh mọi rủi ro gây hại cho bản thân luôn là vấn để được rất nhiều người quan tâm. Gạo lứt chứa hàm lượng chất dinh dưỡng…
II. Thực phẩm bổ sung Protein chất lượng cao
7. Trứng
Lòng đỏ trứng chiếm 33% trọng lượng lỏng của trứng, nó chứa toàn bộ mỡ, khoảng dưới một nửa lượng protein, và hầu hết dưỡng chất. Nó cũng chứa toàn bộ choline. Một lòng đỏ trứng chứa khoảng 1 nửa lượng choline khuyên dùng hàng ngày. Choline là dưỡng chất quan trọng cho phát triển bộ não.
Để dễ tra cứu: 100g trứng có chứa khoảng 143 calo, trong đó có: 1g carb, 13g protein, 10g fat (3g fat bão hòa) và 423 mg cholesterol. 1 trứng (gà) lớn trọng lượng khoảng 50g.
Một tuần ăn bao nhiêu trứng là không gây ảnh hưởng đến sức khỏe? Mặc dù, trứng là thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng. Trong trứng có chứa nhiều chất béo, chất đạm, canxi, kẽm, sắt, vitamin B12, vitamin D và các axit béo,… Hơn nữa, các tỷ lệ…
8.Thịt gà
Theo các nhà dinh dưỡng học, ngoài những chất albumin, chất béo, thịt gà còn có các vitamin A, B1, B2, C, E, a-xít, can-xi, phốt pho, sắt. Đây là loại thực phẩm chất lượng cao, cơ thể con người dễ hấp thu và tiêu hóa.
Thịt gà là thực phẩm bổ dưỡng được chế biến thành nhiều món ăn ngon như: cà ri, lagu, rô ti… Mặc dù thịt gà được sử dụng nhiều trong các bữa ăn ngày nay, nhưng mấy ai biết được dinh dưỡng trong thịt gà có những gì và có lợi…
9. Cá
Không thua kém thịt về giá trị dinh dưỡng. Lượng protein trong cá dao động từ 16 – 22 g%, thành phần acid amin cân đối. Lượng tổ chức liên kết ít hơn ở thịt, phân phối đều và hầu như không có elastin nên cá dễ tiêu.
III. Thực phẩm bổ sung Omega 3
10. Tăng cường bổ sung quả óc chó
Trong quả óc chó có chứa hàm lượng lớn axit béo Omega-3, Vitamin E, phốt pho và Axit Amin L-Arginne… Đặc biệt hàm lượng Omega-3 trong quả óc chó lớn hơn 3 lần trong cá hồi, tác dụng của quả óc chó giúp thúc đẩy sự phát triển đại não của thai nhi và trẻ nhỏ. Nếu các mẹ kiên trì ăn quả óc chó trong suốt thời gian thai kỳ, em bé sinh ra sẽ rất thông minh khỏe mạnh.
Vì sao phụ nữ mang thai thường lựa chọn cách hấp thu nguồn dinh dưỡng quả óc chó để giúp con khỏe mạnh, thông minh hơn? Giá trị dinh dưỡng quả măng cụt với bà bầu Sữa Ensure cho bà bầu có tốt không? Tìm hiểu về sữa óc chó…
11. Hạt dẻ
Các nghiên cứu đã chứng minh, hạt dẻ có tác dụng trong việc bảo vệ tim mạch. Loại axit béo thuộc họ omega-3 trong hạt dẻ cười có tác dụng giúp kháng viêm và bảo vệ tim. Ngoài ra, chất phytosterol được coi là chất giúp giảm sự hấp thu cholesterol vào trong máu.
Hạt dẻ là một loại thực phẩm cao cấp, đắt tiền và tương đương với giá trị đó thì thành phần dinh dưỡng trong hạt dẻ cao. Vậy cụ thể trong hạt dẻ có chưa những loại chất nào? Tìm hiểu thành phần dinh dưỡng trong mật ong nguyên chất…
Ai không nên ăn hạt dẻ:
Người bị bệnh dạ dày nên hạn chế ăn hạt dẻ vì sẽ sản sinh nhiều axit dạ dày, tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, người bị nặng sẽ dẫn đến xuất huyết dạ dày.
Người bị cảm chưa khỏi, bệnh nhân mắc chứng sốt rét, kiết lỵ, phụ nữ sau khi sinh không nên ăn nhiều hạt dẻ cười. Mỗi ngày không nên ăn quá 10 hạt để tránh bị táo bón.
12. Hạnh nhân
Hạt quả hạnh nhân cũng là một loại thực phẩm mẹ bầu nên ăn, vì trong hạt quả hạnh nhân có nhiều omega 3, giúp trẻ phát triển trí não và thông minh. Ngoài ra, hạt hạnh nhân còn cung cấp một lượng folate và axit folic cần thiết cho mẹ và bé.
Tinh dầu tự nhiên và chất xơ có trong hạnh nhân, tốt cho tiêu hóa của mẹ, chống táo bón trong thai kỳ vô cùng hiệu quả. Bên cạnh đó, magie có trong hạt hạnh nhân tốt cho hệ thần kinh của trẻ và ngăn ngừa sinh non.
Ai không nên ăn hạnh nhân nhiều: Các bệnh đường ruột (Các khắc phục là uống nhiều nước mỗi ngày)
IV. Các thực phẩm giàu canxi
13. Cải xoong
Cải xoong chứa một lượng đáng kể sắt, canxi và axit folic cùng với các vitamin A và C,… là thực phẩm rất thích hợp với bà bầu. Ăn cải xoong có tác dụng tốt giúp bảo vệ sức khoẻ, tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống oxy hóa, chống độc, chống ung thư… Bên cạnh đó, với một hàm lượng chất carotenoid, lutein và zeaxanthin cao, cải xoong giúp bảo vệ đôi mắt của bạn.
14. Phô mai không béo
Phô mai là một trong những loai thực phẩm được làm từ sữa rất giàu canxi. Hơn nữa, không giống như các sản phẩm được làm từ sữa khác, trong phô mai có hàm lượng đường thấp. Điều này cực kỳ tốt cho những ai không thể hấp thu chất này. Phô mai giúp cơ thể tái khoáng hóa từ những canxi và phốt pho trong răng từ đó giúp men răng chắc khỏe hơn. Phô mai không béo chứa hàm lượng canxi vô cùng lớn có thể cung tấp tới 1086 mg hoặc 109% DV loại khoáng chất này. Các loại phô mai chứa nhiều canxi bao gồm phô mai ít béo của Thụy Sĩ (27% DV), Phô mai giảm béo Parmesan (31% DV) và phô mai 2% chất béo (2%).
15. Sữa không béo và Sữa chua
Với hàm lượng dinh dưỡng phong phú như: protein, canxi, photpho, kali, các vitamin nhưng lại ít béo thì sữa tươi tách béo là thực phẩm lý tưởng để bổ sung vào bữa ăn của bạn trước khi mang thai
16. Bông cải xanh
Loại rau này rất giàu các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là canxi và vitamin K, là hai nguyên tố rất quan trọng với sự vững chắc của xương và giúp phòng chống loãng xương. Ngoài ra, chất xơ, protein, crom, carborhydrate, vitamin A,C có trong bông cải đều rất tốt cho sức khỏe và hỗ trợ giảm cân. Cạnh đó, boogn cải xanh còn chứa photochemical, chất chống oxy hóa giúp chống bệnh tật và bênh nhiễm trùng.
17. Đậu cô ve
Mỗi 100 gram quả đậu cô ve chứa lượng canxi lên đến 349mg, cao hơn đậu nành khoảng 2 lần. Món đậu này có thể nấu đơn giản để ăn trong bữa ăn chính hoặc làm thành các món ăn nhẹ cũng là cách bổ sung canxi rất tốt.
Xem thêm: Những thực phẩm không tốt cho thai nhi bà bầu nên tránh