Sữa mẹ hoặc sữa công thức (với trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ) là nguồn cung cấp năng lượng và dưỡng chất vô cùng quan trọng. Nếu trẻ không uống đủ lượng sữa cần thiết thì khả năng cao sẽ đối mặt với nguy cơ chậm lớn, suy dinh dưỡng. Vậy, nguyên nhân bé không chịu uống sữa là gì và mẹ nên xử trí ra sao? Mời các mẹ tìm hiểu chi tiết trong bài viết nhé!
1. Nguyên nhân khiến trẻ không chịu uống sữa
Trẻ từ chối uống sữa mỗi khi đến cữ bú có thể xuất phát từ một số nguyên nhân thường gặp như:
1.1 Sữa không hợp khẩu vị
Vị giác của bé rất nhạy cảm với mùi và vị. Nếu sữa quá nóng/quá lạnh, mùi sữa không thơm như trước, bé không hợp vị sữa công thức… thì sẽ có phản ứng né tránh, không muốn uống.
1.2 Bé không quen ti bình
Trước đó, trẻ đã quen với ti mẹ mềm mại nên khi chuyển sang ti bình, trẻ khó tiếp nhận ngay và không chịu uống sữa. Đồng thời, nguyên nhân trẻ lười uống còn có thể đến từ việc mẹ lựa chọn ti kích cỡ chưa phù hợp với khuôn miệng hoặc quá cứng.
Cảm giác không thoải mái khi ti bình có thể khiến trẻ không muốn uống sữa.
1.3 Trẻ đang có vấn đề sức khỏe
Khi cơ thể trẻ mệt mỏi, khó chịu vì mắc phải một vài vấn đề về sức khỏe (nhất là liên quan đến răng – miệng) thì vị giác bị sụt giảm theo, ảnh hưởng đến khẩu vị và cảm giác thèm bú.
1.4 Bé đang mọc răng
Nguyên nhân bé không chịu uống sữa có thể là do mọc răng. Bởi lẽ, lúc này, con đang bị sưng tấy vùng nướu nên khi thực hiện động tác mút sữa sẽ cảm thấy đau và khó chịu hơn.
1.5 Trẻ không hứng thú với sữa
Tập ăn dặm là giai đoạn con tiếp xúc với nhiều thực phẩm thơm ngon, nhiều hương vị mới lạ. Vậy nên, một số bé không còn cảm thấy thích thú uống sữa như trước nữa.
2. Bé không chịu uống sữa có sao không?
Như mẹ đã biết, sữa là nguồn cung cấp năng lượng và dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển tối ưu của trẻ theo từng giai đoạn, nhất là bổ sung hàm lượng Canxi và vitamin D. Vì vậy, uống đủ lượng sữa mỗi ngày tạo điều kiện cho bé tăng trưởng thể chất tối ưu và hoàn thiện trí não, thị giác hiệu quả.
Nhận thấy tầm quan trọng đặc biệt của sữa như trên, nếu trẻ có biểu hiện lười uống kéo dài thì chắc chắn gây ra thiếu hụt dưỡng chất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển bình thường. Do đó, cha mẹ không nên chủ quan, mà phải xác định nguyên nhân chính xác và tìm cách xử trí phù hợp càng sớm càng tốt.
Trẻ không chịu uống sữa trong thời gian dài có thể gặp vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.
3. Cách xử trí đúng khi trẻ lười uống sữa
Để con yêu uống sữa ngon miệng hơn, phụ huynh có thể thử áp dụng những giải pháp sau:
3.1 Chọn sữa công thức dễ tiêu hóa, hương vị gần giống sữa mẹ
Nếu trẻ không chịu uống sữa công thức vì sữa không hạp vị hoặc khó tiêu, làm cho bụng khó chịu thì mẹ hãy cân nhắc thay đổi sang loại sữa khác. Mẹ ưu tiên sản phẩm có hương vị thanh nhạt tự nhiên và nguồn sữa mát dịu với hệ tiêu hóa. Từ đó giúp trẻ thích uống sữa hơn, hấp thu dưỡng chất dễ dàng và ít gặp phải tình trạng đầy bụng, táo bón.
Hiện nay, nhiều mẹ chuyển sang sử dụng sữa dê công thức cho con. Bởi, sữa không chỉ nhạt mát, hợp khẩu vị của trẻ, mà còn giàu dưỡng chất cần thiết (như vitamin D, Canxi, chất đạm, chất béo…).
Nếu mẹ cũng đang tìm sản phẩm sữa khác để cải thiện tình trạng không chịu uống sữa của bé thì có thể tham khảo sữa dê Kabrita – Thương hiệu sữa dê Số 1 Thế giới, nhập khẩu chính hãng từ Hà Lan.
Sản phẩm giữ nguyên vẹn hương vị thanh nhạt tự nhiên, không có hoặc có ít dư vị, giúp tạo cảm giác ngon miệng và cho bé mới tập uống sữa công thức dễ làm quen.
Không chỉ vậy, sữa dê sở hữu thành phần đạm tự nhiên gần giống sữa mẹ với 100% đạm A2 β-casein, không chứa đạm A1 β-casein, rất ít đạm αs1-casein và chứa hàm lượng Oligosaccharides, Nucleotides phong phú. Nhờ vậy, trẻ uống sữa dê Kabrita rất nhẹ bụng, hấp thu dưỡng chất thoải mái mà không gặp phải rối loạn tiêu hóa, từ đó tăng chiều cao, cân nặng hiệu quả và thỏa sức khám phá thế giới xung quanh.
Kabrita còn “ghi điểm” bằng công thức cải tiến thành phần độc quyền, khi điều chỉnh tỷ lệ đạm Whey : đạm Casein phù hợp với từng giai đoạn phát triển và khả năng tiếp nhận của bé, tránh hình thành mảng sữa đông khiến khó tiêu. Cùng đa dạng các loại vitamin – khoáng chất giúp con hoàn thiện trí não, tư duy và thị giác toàn diện.
Sữa dê Kabrita – Lựa chọn hoàn hảo cho hệ tiêu hóa non nớt
3.2 Lựa chọn loại bình sữa phù hợp
Một số tiêu chí quan trọng mà mẹ cần quan tâm khi chọn bình sữa cho trẻ là nguồn gốc minh bạch, chất liệu an toàn, kiểu dáng bình sữa trẻ dễ cầm nắm, đầu ti mềm và sữa ra đều… Qua đó giúp trẻ mút sữa dễ dàng, thoải mái và cải thiện hiệu quả tình trạng chán uống sữa.
3.3 Thăm khám bác sĩ định kỳ
Không chịu uống sữa, kèm mệt mỏi, quấy khóc có thể là biểu hiện của những bệnh lý thường gặp ở trẻ em như nấm lưỡi, viêm nướu, rối loạn tiêu hóa… Vì lẽ đó, ngay khi nhận thấy trẻ có biểu hiện bất thường về sức khỏe, mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục kịp thời.
3.4 Xây dựng chế độ ăn khoa học
Khi trẻ không chịu uống sữa mà chỉ thèm ăn thì nguy cơ thiếu hụt dưỡng chất rất cao. Vì thế, mẹ cân nhắc xây dựng lại chế độ dinh dưỡng của trẻ sao cho cân đối, kết hợp thêm các phương pháp khuyến khích trẻ uống sữa (như tạo không khí vui vẻ, tránh có yếu tố gây xao nhãng xung quanh…) để tránh ảnh hưởng đến tốc độ phát triển bình thường.
Trên đây là những thông tin hữu ích mà mẹ cần nắm về tình trạng bé không chịu uống sữa. Hy vọng mẹ sẽ tìm được nguyên nhân và giải pháp thích hợp, giúp trẻ phát triển toàn diện nhé!