Trẻ sơ sinh bị đầy bụng nên ăn gì là câu hỏi được nhiều mẹ bỉm sữa quan tâm. Bởi một chế độ ăn khoa học sẽ góp phần giúp bé sớm phục hồi sức khỏe. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết thực phẩm nào bé nên và không nên ăn khi bị rối loạn tiêu hóa. Cùng tìm hiểu nhé!
Bạn đang đọc: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì?
Xem nhanh
1. Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng cơ vòng trong hệ tiêu hóa co thắt bất thường, khiến trẻ bị đau bụng, kèm theo các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn hoặc nôn trớ, tiêu chảy, táo bón và đi ngoài phân sống. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé, gây suy dinh dưỡng, thấp còi.
Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa:
- Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện.
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý.
- Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.
- Tác động từ môi trường.
- Do bệnh lý.
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện.
2. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?
Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, mẹ nên xem xét và xây dựng lại chế độ ăn uống của con khoa học hơn. Theo đó, mẹ nên bổ sung các thực phẩm như:
2.1 Ngũ cốc nguyên hạt
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Mẹ nên bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt như đậu xanh, đậu đỏ, hạnh nhân, diêm mạch, lúa mạch, đậu nành, đậu hà Lan, yến mạch, hạt chia..… vào chế độ dinh dưỡng của con. Các loại hạt này giàu chất xơ và protein thực vật lành mạnh, rất tốt cho đường ruột yếu do rối loạn tiêu hóa của trẻ.
2.2 Sữa chua
Khi con bị rối loạn tiêu hóa, có nghĩa là hệ vi sinh đường ruột đang mất cân bằng. Chính vì vậy, việc cho con ăn sữa chua sẽ bổ sung lợi khuẩn giúp tăng cường lợi khuẩn đường ruột, ức chế sự phát triển của hại khuẩn, từ đó cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa.
2.3 Thực phẩm từ gạo
Tăng cường thực phẩm từ gạo như cháo, cơm trắng,,… để bổ sung carbohydrate và các vi lượng tốt cho cơ thể, không gây áp lực nhiều lên hệ tiêu hóa. Đặc biệt, thực phẩm từ gạo còn bổ sung kali có tác dụng giữ nước, chống mất cân bằng điện giải khi trẻ đi ngoài liên tục.
2.4 Chuối
Chuối là thực phẩm đầu tiên mẹ cho con ăn khi bị rối loạn tiêu hóa. Bởi chuối giàu vitamin A, C, D, E và chất xơ giúp tăng nhu động ruột, giảm tình trạng táo bón và hỗ trợ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn.
Chất xơ trong chuối có vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa.
2.5 Thịt gà
Thịt gà cũng là một trong những loại thực phẩm dễ tiêu hóa mà mẹ nên thêm vào thực đơn của bé bị rối loạn tiêu hóa. Trong thịt gà có chứa nhiều protein dồi dào, tăng cường sắt, kẽm, selen,… giúp tái tạo niêm mạc trong đường ruột và tổng hợp kháng thể cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa.
2.6 Quả bơ
Quả bơ là thực phẩm được xem là rất thân thiện với dạ dày, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Vì quả bơ cung cấp hàm lượng chất xơ và chất béo không no có tác dụng giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hấp thu dưỡng chất dễ dàng hơn. Nhờ đó mà các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa ở trẻ sẽ được cải thiện.
2.7 Sốt táo
Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, mẹ nên cho con dùng sốt táo nấu chín, mềm. Vì trong táo có chứa nhiều chứa hàm lượng pectin (là các chất xơ bão hoà và không bão hoà) và chất chống oxy hoá (quercetin và catechin) dồi dào giúp trẻ cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa hiệu quả.
2.8 Dứa
Dứa là thực phẩm không thể thiếu trong danh sách thực phẩm trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn. Bên trong dứa chứa nhiều bromelain – chất giúp phân hủy protein trong hệ tiêu hóa, cải thiện tốt tình trạng rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, tiêu chảy, buồn nôn,…
2.9 Khoai lang
Khoai lang là thực phẩm có chứa hàm lượng chất xơ cao, kích thích nhu động ruột và cải thiện các dấu hiệu như đầy hơi, chướng bụng, táo bón. Ngoài ra, thành phần tinh bột trong khoai lang còn cung cấp một số lợi khuẩn tốt cho đường ruột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh hơn.
Tìm hiểu thêm: Những loại rau củ phải nấu chín mới bổ dưỡng
Khoai lang giàu dưỡng chất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp con yêu cải thiện hiệu quả tình trạng rối loạn tiêu hóa.
>> Xem thêm: Giải đáp trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa không?
3. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên kiêng ăn gì?
Ngoài việc bổ sung tốt cho hệ tiêu hóa, mẹ cũng nên loại bỏ những thực phẩm “xấu” khiến tình trạng rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng hơn. Cụ thể, trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên kiêng ăn:
- Đối với trẻ bị tiêu chảy: Mẹ không nên cho con ăn bánh kẹo, hoa quả sấy khô,… uống nước ngọt vì sẽ khiến đường ruột hoạt động quá tải, dẫn đến rối loạn.
- Đối với trẻ bị táo bón: Hạn chế cho con ăn những loại thực phẩm giàu tinh bổ như bắp, đậu và giàu chất béo bởi sẽ làm cho phân khô và trẻ khó đi tiêu hơn.
- Đối với trẻ bị rối loạn tiêu hóa do bất dung nạp đường lactose trong sữa: Mẹ nên dùng loại sữa công thức trẻ đang uống và đổi sang sữa chứa ít đường lactose.
Xem thêm: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa không?
Với trường hợp trẻ bị rối loạn tiêu hóa do mẫn cảm với thành phần đạm sữa (ví dụ đạm A1 trong sữa bò) thì mẹ có thể tham khảo sữa dê, với đạm A2 dễ tiêu hóa, dễ hấp thu. Hiện nay trên thị trường nổi bật nhất là sữa dê Kabrita – thương hiệu sữa dê số 1 thế giới đến từ Hà Lan đã có mặt tại Việt Nam.
Cụ thể, sản phẩm nổi bật với thành phần đạm quý A2 βcasein, không có đạm A1 βcasein và chứa ít αs1 casein, giàu Oligosaccharides, Nucleotides, chất xơ GOS và Beta-palmitate giúp tạo ra các mảng sữa mềm, hỗ trợ phát triển hệ vi sinh đường ruột, từ đó hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh hơn. Bên cạnh đó, sữa còn chứa DHA – ARA, 22 loại vitamin và khoáng chất hỗ trợ trẻ yêu tăng cường miễn dịch, từ đó lớn khỏe mạnh trong giai đoạn đầu đời.
Hơn nữa, sữa dê Kabrita còn có mùi thơm nhẹ, vị ngọt thanh nhờ công thức không thêm đường và hương liệu. Nên bé có thể dễ dàng làm quen và uống ngon, uống khỏe mỗi ngày. Các mẹ có thể tìm mua sản phẩm phù hợp với độ tuổi của con yêu tại website, liên hệ Hotline 1900 3453, hệ thống siêu thị ConCung, Bibomart, Kidsplaza, Bé Bụ Bẫm, Babymall & Care trên toàn quốc hoặc các trang thương mại điện tử như Lazada, Tiki,…
>>>>>Xem thêm: Nên cho bé ăn yến vào lúc nào thì phù hợp nhất?
Kabrita mang đến nguồn sữa mát dịu nhẹ với hệ tiêu hóa, cùng hương vị thanh nhạt cho con uống ngon, uống khỏe.
Hy vọng những thông tin trong bài viết có thể giúp mẹ giải đáp thắc mắc trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Mẹ có thể tham khảo để xây dựng một chế độ ăn khoa học, giúp con yêu nhanh chóng hồi phục sức khỏe nhé!
Nguồn tham khảo: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì?