Hầu hết, ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào bé cũng có thể xảy ra tình trạng táo bón. Song, hiện tượng trẻ ăn dặm bị táo bón lại khá phổ biến, thường gặp ở những bé vừa mới chuyển sang giai đoạn tập ăn dặm. Vậy vì sao trẻ ăn dặm lại dễ bị táo bón? Bố mẹ cần làm gì để cải thiện tình trạng này của trẻ? Hãy cùng đi tìm đáp án chính xác trong bài viết dưới đây.
1. Trẻ ăn dặm bị táo bón nguyên nhân do đâu?
Trẻ ăn dặm bị táo bón thường bắt nguồn từ chế độ ăn và sinh hoạt của trẻ hàng ngày
Bước vào độ tuổi ăn dặm (4 – 6 tháng tuổi), nhu cầu dinh dưỡng cho sự tăng trưởng của bé phải tăng lên so với lúc mới sinh. Chính vì thế, bên cạnh sữa mẹ bé còn phải tập ăn các loại thức ăn đặc với nhiều thực phẩm đa dạng khác nhau. Lúc này, bé sẽ phải học các động tác như cắn, nhai, nói, tiếp xúc với những loại thực phẩm… dẫn đến bé có thể gặp phải một số “trục trặc” ở đường tiêu hóa và xuất hiện các triệu chứng như trướng bụng, táo bón, biếng ăn.
Chưa hết, ngoài những nguyên nhân kể trên, trẻ ăn dặm bị táo bón còn đến từ các nguyên nhân khác, bao gồm:
– Chế độ dinh dưỡng
Nhiều người cho rằng, để con yêu phát triển tốt nhất thì nên cung cấp nhiều chất béo, chất đạm vào khẩu phần ăn. Thực chất, một chế độ ăn uống không khoa học, thiếu cân bằng dinh dưỡng, cụ thể là thiếu hoặc ít chất xơ nhưng lại dư thừa chất béo, chất đạm là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị táo bón trong thời kỳ ăn dặm.
– Thời điểm bé ăn dặm quá sớm
Thông thường, theo các chuyên gia dinh dưỡng Nhi khoa khuyến cáo mẹ thời điểm tập ăn dặm thích hợp là khi bé đạt 6 tháng tuổi, hoặc khi bé có các dấu hiệu cho thấy trẻ săn sàng ăn dặm như thích thú với đồ ăn khi cha mẹ đưa cho; tự lấy thức ăn đưa vào miệng hoặc đưa môi về phía trước để nhận thức ăn…
Tuy vậy, không ít trường hợp, vì thấy bé phát triển kém hơn so với các bạn cùng trang lứa nên mẹ đã vội vàng tập cho ăn dặm hoặc cho ăn quá nhiều. Điều này vô tình khiến hệ tiêu hóa non nớt của trẻ bị “quá tải” và dẫn tới táo bón.
6 tháng tuổi được cho là thời điểm vàng để bé bắt đầu làm quen với nguồn thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Có những nguyên tắc dinh dưỡng ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi mà các mẹ cần biết để nuôi dưỡng con tốt hơn. Bé 5 tháng…
– Trẻ không uống đủ nước
Tình trạng này thường gặp ở những trẻ sơ sinh có sự thay đổi bất ngờ về chế độ ăn uống, ví dụ chuyển từ sữa mẹ sang sữa bột/sữa công thức, hoặc khi trẻ bắt đầu ăn dặm… Một lý do khác là do sữa không được pha theo đúng tỷ lệ Nước:Sữa. Theo đó, nếu như bạn pha ít nước thì lượng sữa bột quá đặc cũng khiến trẻ bị táo bón.
Bé không uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày cũng có thể gây ra chứng táo bón, đi ngoài khó
2. Bố mẹ nên làm gì khi con bị táo bón?
Để cải thiện tình trạng trẻ ăn dặm bị táo bón, bố mẹ có thể áp dụng một số cách đơn giản nhưng hiệu quả sau đây:
2.1. Tăng cường chất xơ
Chất xơ là yếu tố quan trọng giúp trẻ ngừa táo bón hiệu quả. Mẹ có thể tăng bổ sung xơ thông qua rau xanh, khoai lang, các loại trái cây như bơ, lê, mận,… vào chế độ ăn bằng cách nghiền nát sau đó nấu cùng cháo.
2.2. Ngâm hậu môn trong nước ấm
Đây là một trong những cách giảm táo bón hiệu quả, dễ thực hiện mà còn có thể nhận được sự hợp tác của bé. Theo đó, mẹ cần chuẩn bị trước một chậu nước ấm sạch. Sau đó, mẹ bế bé và nhẹ nhàng ngâm hậu môn của con vào trong nước ấm. Dùng tay nhẹ nhàng xoa hậu môn và vùng bụng cho bé trong 5-10 phút. Mẹ cần kiên trì thực hiện hàng ngày, 2 lần vào buổi sáng sớm và tối trước khi đi ngủ.
2.3. Cho bé uống đủ nước
Nước có vai trò quan trọng trong việc hạn chế táo bón, bởi nước đóng góp đến 80% việc bài tiết ở đại tràng. Vì thế, bố mẹ hãy lưu ý cho con uống đủ nước mỗi ngày. Ngoài ra, một số loại nước ép lê, đào, mận, có thể cho bé uống để kích thích nhu động ruột, giúp bé đi tiêu đều đặn hơn.
2.4. Massage bụng
Massage bụng cho bé là cách trị táo bón đã được rất nhiều mẹ áp dụng thành công. Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Đặt trẻ nằm thẳng trên giường, sau đó dùng ngón tay trỏ nhẹ nhàng đặt dưới rốn của trẻ.
- Bước 2: Xoay ngón tay trỏ nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ.
- Bước 3: Dùng bàn tay bạn áp nhẹ lên phần thành bụng để kích hoạt nhu động ruột.
Massage thường xuyên sẽ kích thích trẻ tiêu hóa tốt hơn, nhu động ruột hoạt động nhiều hơn và giúp trẻ dễ đi tiêu
mKhông ít bố mẹ gặp phải tình trạng bé con nhà mình dùng sữa công thức bị táo bón. Lý giải cho việc này là do sữa công thức chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn sữa mẹ, vì vậy trẻ thường khó tiêu hóa hơn, dễ sinh táo bón.…
3. Cách phòng ngừa trẻ ăn dặm bị táo bón nên biết
Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Khi trẻ mới bắt đầu tập ăn dặm, mẹ nên ưu tiên chế biến các loại thực phẩm ở dạng lỏng hoặc mềm, dễ nhai nuốt; hạn chế thêm vào thực đơn những phẩm thể rắn, đặc. Cùng với đó, thay vì cho con ăn bột tinh chế, bố mẹ nên cho con ăn ngũ cốc nguyên hạt như bột, cháo từ gạo tẻ, lúa mạch,… hoặc cho bé sử dụng thêm sữa công thức pha đúng tỷ lệ như hướng dẫn ghi trên hộp. Điều này sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của bé có thời gian tập quen tốt hơn với các loại thức ăn mới.
Tập cho bé đi ị mỗi ngày
Mặc dù, việc ngủ, ăn và đi ị của bé là hoàn toàn tự nhiên. Song, mẹ vẫn có thể tác động vào để định hướng cho mọi việc đi theo quỹ đạo. Theo đó, mẹ nên tập cho trẻ thói quen đi cầu mỗi ngày. Nếu có thể thì nên vào một khung giờ cố định như buổi sáng sau khi ngủ dậy hoặc buổi tối trước lúc tắm… Khi tất cả đã trở thành một thói quen thì trẻ sẽ đi ngoài đều đặn và không lo táo bón quay trở lại.
Khuyến khích con vận động
Nếu bé quá thụ động cũng sẽ gây ra táo bón do hệ đường ruột hoạt động không hiệu quả. Vì vậy, cha mẹ hãy khuyến khích con vận động, nếu con chưa biết bò hoặc đi, bạn có thể di chuyển chân của trẻ một cách nhẹ nhàng như đang đạp xe khi đang nằm trên giường.
Ngoài ra, bạn cũng có thể cho bé chơi những món đồ chơi có thể lăn và di chuyển tự động như trái banh nhỏ. Sự tò mò của bé sẽ thúc đẩy bé di chuyển theo món đồ chơi của mình, nhờ đó làm tăng mức độ vận động mỗi ngày của trẻ.
Việc di chuyển chân của bé lên xuống đều đặn, thường xuyên sẽ giúp ruột của bé hoạt động tốt hơn, hạn chế trường hợp trẻ ăn dặm bị táo bón kéo dài
Trên đây là những thông tin giúp bố mẹ nắm được đâu là nguyên nhân cũng như cách xử trí khi trẻ ăn dặm bị táo bón. Để phòng ngừa tình trạng này, mẹ nên biết cách cân đối khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ, tập cho bé ăn các loại trái cây và rau xanh. Lưu ý rằng, một số loại thức ăn nhỏ như nho khô, đậu phộng, lạc rang… không phù hợp cho thực đơn ăn dặm của trẻ đâu mẹ nhé.
Nguồn tham khảo:
https://www.friso.com.vn/kinh-nghiem-hay/tre-an-dam-bi-tao-bon-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc