Trẻ 3 tháng biếng ăn không còn là vấn đề quá xa lạ mà bố mẹ gặp phải vào giai đoạn đầu đời của con. Tuy nhiên vẫn còn nhiều phụ huynh chưa biết nguyên nhân do đâu và làm sao để khắc phục. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn nhé!
Bạn đang đọc: Trẻ 3 tháng tuổi biếng ăn, còi cọc: Nguyên nhân và giải pháp
Xem nhanh
1. Nguyên nhân khiến trẻ 3 tháng tuổi bị biếng ăn
Trẻ 3 tuổi bị biếng ăn có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân dưới đây:
1.1. Thời gian bú chưa hợp lý
Một trong những nguyên nhân trẻ 3 tháng biếng bú là do lịch bú hoàn toàn phụ thuộc vào mẹ, trẻ không được quyền chủ động đòi bú hoặc từ chối bú. Điều này làm trẻ dễ mệt mỏi hoặc chưa đủ đói để hào hứng vào cữ bú sau.
Thời gian bú chưa hợp lý có thể ảnh hưởng đến chất lượng bú của các cữ sau.
1.2. Vị sữa thay đổi
Với trẻ bú mẹ hoàn toàn, chế độ ăn uống không đúng cách của mẹ (như ăn thức ăn chua, cay, nặng mùi, nhiều gia vị… ) có thể làm ảnh hưởng vị sữa khiến trẻ khó thích ứng, từ đó biếng bú. Còn với trẻ bú sữa công thức, vị sữa không phù hợp hoặc mẹ liên tục thay đổi sữa làm trẻ khó tiếp nhận và từ chối bú.
1.3. Tuyến sữa hoạt động không đều
Tuyến sữa hoạt động không đều đặn, lúc ít lúc nhiều (dễ xảy ra với mẹ mới sinh con lần đầu) cũng có thể làm trẻ không thích bú. Bởi nếu sữa chậm về, tia sữa tiết ra không đều khiến trẻ mệt mỏi, bú không no, từ đó quấy khóc và bỏ bú. Còn nếu sữa về quá nhiều sẽ khiến trẻ dễ bị sặc sữa, lâu dần hình thành tâm lý ám ảnh cho trẻ khi đến cữ bú.
1.4. Trẻ không tập trung bú
Trong lúc trẻ bú, nếu xung quanh quá ồn ào, mẹ vừa cho bú vừa làm việc hoặc có ai đó nhìn sẽ khiến trẻ khó tập trung và quên mất cảm giác thèm ăn.
1.5. Tâm lý không thoải mái
Tâm lý thoải mái cũng giúp trẻ bú ngon miệng và nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu trẻ bị bố mẹ ép bú, quát mắng hay la rầy sẽ khiến trẻ khó chịu, mệt mỏi và không còn thích thú khi đến giờ bú.
1.6. Mắc các bệnh về tiêu hóa
Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện ở trẻ sơ sinh có thể làm con dễ bị đau bụng, táo bón, đầy hơi, khó tiêu dẫn đến cơ thể mệt mỏi. Điều này bắt nguồn từ việc lợi khuẩn trong dạ dày còn quá ít, uống sữa công thức không phù hợp, thay đổi thời tiết gây loạn khuẩn đường ruột, nhiễm virus đường ruột,…
Mắc các bệnh về tiêu hóa sẽ khiến trẻ chán ăn, bỏ bú.
1.7. Trẻ biếng ăn do gặp vấn đề về sức khỏe
Nếu gặp vấn đề về sức khỏe sẽ khiến cơ thể uể oải, vị giác thay đổi, từ đó biếng bú và kém linh hoạt hơn. Theo đó, một vài bệnh lý mà trẻ có thể gặp trong 3 tháng đầu đời thông thường là những bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, vàng da, dị ứng tai,…
Phân biệt biếng ăn sinh lý và bệnh lý Thông thường, có 2 loại biếng ăn phổ biến ở trẻ là biếng ăn sinh lý và biếng ăn bệnh lý. Để tìm được nguyên nhân gốc rễ và khắc phục kịp thời, mẹ cần phân biệt rõ 2 loại này. Theo đó, biếng ăn sinh lý là dạng biếng ăn phổ biến mà trẻ gặp phải khi cơ thể phát triển và biến đổi tự nhiên hoặc môi trường bên ngoài thay đổi khiến trẻ chưa kịp thích ứng gây nên tâm lý “khó ở”. Tình trạng này không đáng quan ngại, song mẹ cần có biện pháp khắc phục để không ảnh hưởng đến sự hấp thu và phát triển của con. Còn biếng ăn bệnh lý có biểu hiện rõ ràng hơn. Thông thường trong 3 tháng đầu, trẻ thường gặp các vấn đề tiêu hóa với các biểu hiện như tiêu chảy, táo bón, chướng bụng,… Hoặc các bệnh như cảm cúm, viêm họng, thiếu máu, lở miệng, vàng da,… cũng khiến cơ thể trẻ mệt mỏi và chán ăn. Với biếng ăn bệnh lý, mẹ nên cho con đi khám, chữa trị dứt điểm và tìm cách khắc phục ngay để đảm bảo sức khỏe của trẻ. |
2. Hệ quả biếng ăn ở trẻ 3 tháng tuổi
3 tháng tuổi là giai đoạn mà trẻ cần được bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển đầu đời thông qua việc bú sữa. Tuy nhiên, nếu con biếng ăn sẽ dẫn đến những hậu quả như sau:
- Trẻ chậm phát triển về cả thể chất lẫn trí não so với bạn bè cùng trang lứa do cơ thể không hấp thu đủ chất dinh dưỡng.
- Có nguy cơ bị suy giảm sức đề kháng, từ đó các virus, vi khuẩn lây bệnh có thể dễ dàng tấn công hệ tiêu hóa và hô hấp, khiến trẻ thường xuyên mắc bệnh nhiễm khuẩn và làm cho tình trạng biếng ăn càng trở nên trầm trọng.
- Cơ thể thiếu vi chất gây nên một số bệnh nghiêm trọng như: Thiếu vitamin D, dCanxi gây còi xương; thiếu vitamin A làm khô giác mạc; thiếu vitamin B1 gây tê phù chân tay; thiếu Omega 3, Taurine, DHA, Choline khiến trí não kém phát triển;…
3. Khi nào cần đưa trẻ đi khám?
Khi quan sát con có các biểu hiện dưới đây, bố mẹ nên đưa con đi khám càng sớm càng tốt:
- Trẻ thấp còi, chậm lớn, cân nặng tăng rất chậm hoặc không tăng trong thời gian dài.
- Trẻ có dấu hiệu sợ bú và thường quấy khóc khi đến cữ bú.
- Da trẻ xanh xao, nhợt nhạt, không được hồng hào, khỏe khoắn.
- Trẻ thường xuyên uể oải, mệt mỏi, mặt lừ đừ, tay chân kém linh hoạt.
- Có các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, nôn trớ, chướng bụng,…
Tìm hiểu thêm: Bà bầu ăn măng tươi được không?
Trẻ 3 tháng biếng ăn nên được đi khám sớm nếu có các dấu hiệu trên.
4. Cách khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ 3 tháng tuổi
Để khắc phục tình trạng trẻ 3 tháng biếng ăn, bố mẹ nên xác định rõ ràng nguyên nhân, sau đó thực hiện theo các cách dưới đây:
4.1. Điều chỉnh thời gian bú sữa
Lượng sữa trẻ 3 tháng tuổi cần bú dao động khoảng 120 – 210ml/cữ và khoảng 5 – 6 cữ/ngày. Vì vậy, thời gian cho con bú hợp lý nhất là mỗi cữ cách khoảng 3 – 4 giờ. Như vậy, trẻ sẽ không bị no sau lần bú trước, cũng không bị quá đói khiến cơ thể thiếu hụt năng lượng.
4.2. Mẹ có chế độ ăn uống hợp lý
Để hạn chế ảnh hưởng đến hương vị sữa, mẹ nên kiêng ăn thực phẩm quá chua cay, thực phẩm nặng mùi, nhiều gia vị, dầu mỡ, cà phê, cá nhiều thủy ngân (cá kiếm, cá mập,…), đậu phộng,… Thay vào đó, mẹ nên ăn thịt gà, hạt óc chó, nước cam, yến mạch,… vì những thực phẩm này không chỉ giúp sữa mẹ không có vị bất thường mà còn tăng chất lượng sữa để con phát triển tối ưu.
4.3. Có biện pháp để điều chỉnh tuyến sữa
Với các mẹ bị tắc tia sữa, để sữa về tốt hơn, mẹ nên thường xuyên massage ngực, giữ tinh thần luôn thoải mái, cho bé bú đúng cách… Đồng thời đừng quên ăn các thực phẩm lợi sữa như giò heo, yến mạch, sữa ấm, thịt bò, thịt nạc, rong biển,….
Còn với mẹ quá nhiều sữa, để hạn chế tình trạng trẻ 3 tháng bị ngợp, sặc sữa mỗi khi bú hay sữa quá nhiều làm bầu ngực căng tức, mẹ nên cách 4 tiếng hút sữa 1 lần. Trong đó mỗi lần hút khoảng 20 – 30 phút và thực hiện cố định mỗi ngày.
4.4. Không làm việc riêng khi trẻ bú
Lúc cho trẻ bú, mẹ chỉ nên tập trung vào việc này, tránh làm các việc riêng hay đùa giỡn với trẻ. Nhờ đó, con dễ dàng tập trung vào việc ngậm bắt vú và bú mẹ tốt hơn.
4.5. Tạo môi trường thoải mái
Hãy tôn trọng trẻ bằng cách nếu con có biểu hiện no và từ chối bú, mẹ không nên ép con tiếp tục và ngược lại, khi con muốn tiếp tục bú, mẹ không nên gấp rút dừng lại. Hơn nữa, nếu trẻ không chịu bú, mẹ có thể dỗ dành chứ không nên đánh hay la rầy.
Trường hợp con khó ngậm bắt vú, mẹ nên cho trẻ từ từ tiếp xúc với quầng vú trần và đặt núm lên môi để giúp bé tự cảm nhận chứ không nên nhét ngay vào miệng con.
Tạo môi trường thoải mái sẽ giúp trẻ thích bú hơn khi tới cữ.
4.6. Loại bỏ các tác nhân gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là 1 trong những nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ 3 tháng biếng ăn. Theo đó, với trẻ bú mẹ hoàn toàn, mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn uống đúng cách để trẻ dễ dàng hấp thu nguồn sữa dinh dưỡng và chất lượng.
Còn trường hợp mẹ chưa thể cải thiện tình trạng tắc tia sữa, hay mẹ phải quay trở lại với công việc, thì mẹ nên lựa chọn cho trẻ nguồn sữa công thức chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu, đặc biệt là chất xơ để hệ tiêu hóa non nớt của con không bị ảnh hưởng.
Trong đó, sữa Friso Gold ghi điểm với bố mẹ nhờ sở hữu quy trình Xử Lý Nhiệt 1 Lần (từ sữa tươi thành sữa bột) giúp bảo toàn hơn 90% đạm sữa mềm, nhỏ, tự nhiên, cho trẻ tiêu hóa nhẹ nhàng, đồng thời hạn chế các bệnh tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi, táo bón, biếng ăn. Cùng với đó là chất xơ GOS và 5 loại Nucleotides giúp bảo vệ đường ruột khỏe mạnh, tạo điều kiện cho trẻ hấp thu nhanh và phát triển vững vàng.
Đặc biệt, Friso Gold sở hữu nguồn sữa mát chất lượng cao, được lấy từ giống bò sữa Holstein-Friesian nổi tiếng thế giới, cho ra nguồn sữa chất lượng, an toàn cho hệ tiêu hóa của trẻ, giúp con êm bụng, ngủ sâu giấc. Chưa kể Friso Gold còn có hương vị thanh nhạt, phù hợp khẩu vị trẻ, vì vậy bé yêu có thể uống mỗi ngày mà không lo lạ miệng, biếng bú.
>>>>>Xem thêm: Khi bị bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì cho phù hợp?
Friso Gold chứa đạm mềm nhỏ, tự nhiên cùng hàm lượng chất xơ dồi dào, giúp trẻ tiêu hóa tốt, hấp thu nhanh.
5. Phòng tránh biếng ăn ở trẻ 3 tháng tuổi như thế nào?
Biếng ăn dù trong 1 thời gian ngắn hay dài thì cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển đầu đời của trẻ 3 tuổi. Vì vậy, để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra, mẹ nên:
- Tìm hiểu thời gian bú phù hợp cho trẻ 3 tháng tuổi.
- Mẹ có chế độ ăn uống hợp lý để không làm ảnh hưởng chất lượng sữa.
- Để trẻ tự tìm đến sữa mẹ khi đói, tránh ép buộc con dùng bữa đúng giờ.
- Nên cho trẻ bú ở nơi im lặng để trẻ cảm nhận được hơi ấm của mẹ và tập trung bú hơn.
- Đừng quên khen ngợi và đùa giỡn với con sau khi bú (nếu trẻ còn thức).
Hy vọng đến đây đã giúp bạn hiểu rõ tại sao trẻ 3 tháng biếng ăn, từ đó có cách khắc phục và phòng tránh kịp thời để ngăn ngừa tình trạng này. Chúc mẹ có thêm thật nhiều kiến thức để nuôi dạy con khỏe nhé!
Nguồn tham khảo:
https://www.friso.com.vn/kinh-nghiem-hay/bieng-an-sinh-ly-o-tre-3-thang-tuoi