Để hành trình làm mẹ thuận lợi, cho con nguồn sữa tốt nhất, sản phụ sau sinh nên chú trọng thực đơn tẩm bổ phù hợp, cân đối đầy đủ dưỡng chất và năng lượng cần thiết. Vậy, thực đơn cho mẹ sau sinh mổ như thế nào là đúng chuẩn? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết sinh mổ nên ăn gì và kiêng gì nhé.
1. Các nguyên tắc xây dựng thực đơn cho mẹ sau sinh mổ
Trên thực tế, phương pháp sinh mổ khiến sản phụ mất nhiều sức hơn so với sinh thường. Vậy nên, sau sinh mổ sản phụ thường khá yếu, đồng thời chưa có sữa ngay lập tức để nuôi em bé. Để giải quyết vấn đề này, gia đình cần quan tâm và xây dựng thực đơn sau sinh phù hợp để các mẹ mau chóng hồi sức khỏe và đảm bảo nguồn sữa cho con.
Phụ nữ sau sinh mổ cần xây dựng thực đơn giàu dinh dưỡng để giúp làm nhanh lành vết mổ, đồng thời làm tăng khả năng tiết sữa.
Khi xây dựng sau sinh mổ cho sản phụ cần lưu ý:
- Ăn chay sáu giờ sau sinh: Sau khi sinh mổ trong 6 giờ đầu là các sản phụ không nên ăn gì cả. Bởi vì lúc này hoạt động của ruột đã giảm dần, dạ dày bị ức chế. Nếu ăn nhiều sẽ khiến đầy hơi, tiêu hóa khó khăn, không tốt cho sức khỏe.
- Thay đổi thực đơn: Cơ thể mẹ 1 – 2 ngày sau khi sinh mổ còn rất yếu. Do đó, các mẹ cần thay đổi thực đơn dinh dưỡng sau khi sinh mổ để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Ăn nhiều rau quả: Trong rau quả có chứa nhiều chất xơ ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Bên cạnh đó, các vitamin trong trái cây chín còn giúp tăng cường đề kháng cho cơ thể mẹ.
- Uống nhiều sữa: Sữa là nguồn thực phẩm tuyệt vời không thể thiếu trong khẩu phần dinh dưỡng sau khi sinh mổ. Không chỉ vậy, sữa cũng giúp kích thích tuyến sữa hoạt động tốt. Do đó, mẹ nên uống sữa thường xuyên để nâng cao sức khỏe và có đủ sữa cho con.
- Kiêng các thực phẩm gây đầy hơi: Sau khi sinh mổ, hệ tiêu hóa đã bị ảnh hưởng nhiều và cần có thời gian để hồi phục. Nếu ăn quá nhiều, nhất là những thực phẩm chứa nhiều tinh bột dễ dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy hơi.
- Tránh các thực phẩm gây ra sắc tố đen: Sản phụ sau sinh mổ cần kiêng cà phê, chè, xì dầu, hạt tiêu, rượu vang… vì chúng sẽ gây ra sắc tố đen ảnh hưởng đến vết sẹo.
- Không ăn đồ tanh: Các mẹ sau sinh mổ cần tránh ăn thực phẩm tanh như cua, mực, tôm… bởi chúng có thể gây ức chế sự ngưng tụ của máu, khiến vết thương khó lành hơn.
2. 6 nhóm thực phẩm nên có trong thực đơn sau sinh mổ
Để biết phụ nữ sau khi sinh mổ nên ăn gì, mẹ hãy tham khảo thông tin dưới đây:
2.1. Thực phẩm giàu chất đạm
Đạm chính là yếu tố tham gia trực tiếp vào thành phần cơ bắp, máu, bạch huyết, kháng thể, men, hormon, tuyến bài tiết, nội tiết, chuyển hóa vitamin, chất khoáng… Vậy nên, phụ nữ sau khi sinh cần phải đảm bảo bổ sung đủ lượng đạm cần thiết trong thực đơn của mình hằng ngày với thịt, cá, trứng, sữa, phô mai, đậu lăng, đậu hũ…
Chất đạm trong cá, trứng, ngũ cốc,… cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể giúp mẹ phục hồi sức khỏe, có đủ sức chăm con.
2.2. Thực phẩm giàu chất sắt
Phụ nữ thường mất nhiều máu sau khi sinh con, nên cần bổ sung thêm thực phẩm chứa nhiều chất sắt để ngăn ngừa các trường hợp thiếu máu, thiếu sắt. Theo đó, khi cơ thể sản phụ thiếu sắt sẽ có các triệu chứng như thiếu máu như chóng mặt, nhức đầu và không đảm bảo đủ lượng sữa, chất lượng sữa cho con bú. Các loại thực phẩm giàu sắt như bí đỏ, thịt bò, thịt nạc lợn, lòng đỏ trứng gà, nho, chuối, mía, các loại hạt như hạt hạnh nhân, hạt hướng dương, hạt óc chó…
2.3. Sản phẩm từ sữa
Sữa cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ giúp mẹ nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Đồng thời, sữa còn hỗ trợ tạo ra nguồn sữa mẹ chất lượng cho con yêu. Do đó, mẹ nên bổ sung sữa trong thực đơn hàng ngày. Ngoài uống sữa, mẹ cũng có thể dùng sữa chua, phô mai nhằm làm mới khẩu phần ăn uống của mình, tránh tình trạng nhàm chán khi dùng sữa trong thời gian dài.
2.4. Các loại thực phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt cung cấp nhiều dinh dưỡng có lợi cho quá trình sản sinh năng lượng và tiết sữa. Theo đó, nếu bổ sung nguồn thực phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt có thể kích thích sản xuất sữa nhanh chóng, duy trì dòng sữa chất lượng, mẹ không tăng cân quá nhiều nhưng vẫn cung cấp đủ sữa cho trẻ bú.
2.5. Rau xanh và trái cây
Rau, củ, quả giúp mẹ sau sinh thanh nhiệt cơ thể, hỗ trợ hệ tiêu hóa và hệ bài tiết hoạt động hiệu quả, đồng thời tăng cường sức đề kháng để tạo ra nguồn sữa chất lượng cho con. Không chỉ vậy, vitamin trong trái cây còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ làm lành các vết mổ nhanh chóng. Do đó, phụ nữ sau sinh mổ nên bổ sung các loại rau như cải bẹ xanh, rau dền, mồng tơi, quả cả rốt, khoai tây, bí đỏ… cùng trái cây như đu đủ, dưa hấu, lê, táo…
Việc bổ sung rau củ, trái cây vào thực đơn cho mẹ sau khi sinh mổ giúp sản phụ nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
2.6. Cung cấp đủ nước
Mẹ phải cung cấp đủ lượng nước theo đúng nhu cầu, để quá trình trao đổi chất diễn ra hiệu quả, hỗ trợ hệ bài tiết hoạt động tốt, tránh tích tụ các chất độc hại trong cơ thể. Hơn nữa, uống nước đầy đủ giúp cơ thể chị em phụ nữ luôn khỏe mạnh, làn da mịn màng, không có cảm giác khô khan, khó chịu vì thiếu nước.
Ngoài ra, các món ăn giúp tạo ra nguồn sữa mẹ dồi dào như cháo móng giò, chân giò hầm đu đủ, cháo thịt bò… cũng được khuyên dùng tích cực cho sản phụ sinh mổ. Hoặc mẹ bầu sau sinh có thể ăn thêm tôm giúp loại bỏ chất dịch đọng trong buồng tử cung ra khỏi cơ thể, nhưng cũng cần cân nhắc sử dụng nếu cơ thể bị dị ứng với thực phẩm này.
3. Lưu ngay 12 thực đơn cho mẹ sau sinh mổ dễ ăn, nhiều sữa, mau lành thương
Dưới đây là một số gợi ý 12 thực đơn sau sinh mổ mà mẹ nên tham khảo:
3.1. Thực đơn 1
- Bữa sáng: Cháo thịt bằm, 5 quả dâu tây.
- Bữa trưa: Cơm, canh bí đỏ nấu sườn, rau cải xào thịt, bông cải luộc, sữa chua.
- Bữa tối: Cơm, canh móng giò hầm đu đủ, đậu phụ rang thịt lợn, cá chép kho tộ, chuối.
3.2. Thực đơn 2
- Bữa sáng: Cháo trắng trứng muối, kiwi.
- Bữa trưa: Cơm, canh khoai sọ, thịt bò xào, đậu bắp luộc, nho.
- Bữa tối: Cơm, rau cải xào thịt, canh rau ngót thịt sườn, tôm rang, đu đủ.
3.3. Thực đơn 3
- Bữa sáng: Súp nấm, nước ép trái cây.
- Bữa trưa: Cơm, canh rong biển, cá ba sa kho tương, gà kho gừng, việt quất.
- Bữa tối: Cơm, canh củ cải đỏ, gà xào gừng, sườn nướng, đậu hà lan luộc, thanh long.
Thực đơn sau sinh mổ cho mẹ bầu đầy đủ dưỡng chất gồm có gà xào nghệ, canh củ cải, sườn nướng, đậu hà lan luộc và tráng miệng với thanh long.
3.4. Thực đơn 4
- Bữa sáng: Cháo gà, chuối chín.
- Bữa trưa: Cơm, canh tôm nấu đậu bắp, thịt bò xào bí, cá hồi hấp, xoài.
- Bữa tối: Cơm, canh khoai tây nấu thịt, tôm rim nghệ, bí xanh luộc, nước ép cam.
3.5. Thực đơn 5
- Bữa sáng: Phở bò, nước ép táo.
- Bữa trưa: Cơm, canh đuôi bò ninh cà rốt, su su hấp, măng tây xào tôm, đu đủ.
- Bữa tối: Cơm, canh mướp nấu thịt bằm, chân giò hầm, bông cải xanh luộc, dưa lưới.
3.6. Thực đơn 6
- Bữa sáng: Cháo cá đậu xanh, nước ép trái cây.
- Bữa trưa: Cơm, canh bí xanh hầm xương, thịt kho tàu, rau cải ngồng luộc, nho.
- Bữa tối: Cơm, canh rau cải thịt bằm, thịt bò rang gừng, bơ.
3.7. Thực đơn 7
- Bữa sáng: Cháo bí đỏ thịt bằm, chuối chín.
- Bữa trưa: Cơm, canh móng giò hầm đu đủ, ức gà áp chảo, bông cải xanh luộc, xoài.
- Bữa tối: Cơm, canh cà rốt su hào nấu xương, cá kho tộ, đậu bắp luộc, nho.
3.8. Thực đơn 8
- Bữa sáng: Súp gà nấm, sữa đậu nành.
- Bữa trưa: Cơm, canh ngót thịt bằm, thịt vịt luộc, đậu phụ nhồi thịt, đu đủ.
- Bữa tối: Cơm, canh thịt viên nấu rau củ, thịt bò xào giá đỗ, bắp non luộc, táo.
3.9. Thực đơn 9
- Bữa sáng: Bún bò, táo.
- Bữa trưa: Cơm, canh cá chép nấu đậu phụ, sườn xào chua ngọt, su su xào, dưa lưới.
- Bữa tối: Cơm, canh xương khoai sọ, thịt bò xào măng tây, thịt lợn luộc, trứng luộc, dưa hấu.
Thực đơn cho mẹ sau sinh mổ dễ nấu như canh xương khoai sọ, thịt bò xào măng tây, thịt lợn và trứng luộc rồi tráng miệng với dưa hấu.
3.10. Thực đơn 10
- Bữa sáng: Cháo đậu xanh, dưa lưới
- Bữa trưa: Cơm, canh móng giò hầm đu đủ, thịt bò xào mướp, rau dền luộc, chuối.
- Bữa tối: Cơm, canh rau ngót nấu tôm, thịt lợn kho nghệ, cà rốt luộc, nho.
3.11. Thực đơn 11
- Bữa sáng: Bánh mì nướng, trứng ốp la, đu đủ.
- Bữa trưa: Cơm, canh mồng tơi nấu thịt bằm, cá ba sa kho tiêu, rau cải luộc, xoài.
- Bữa tối: Cơm, canh gà hầm sâm, thịt bò xào cần tây, tôm rim, lê.
3.12. Thực đơn 12
- Bữa sáng: Cháo gà hạt sen, sữa đậu nành.
- Bữa trưa: Cơm, canh bí nấu tôm , thịt bò xào bí, gà kho gừng, thanh long đỏ.
- Bữa tối: Cơm, canh bí đỏ nấu sườn, cá hồi áp chảo, rau lang luộc, dâu.
4. Mẹ sau sinh mổ nên kiêng ăn gì?
Bên cạnh các nhóm thực phẩm tốt cho phụ nữ sau sinh mổ thì phụ nữ còn quan tâm đến nhóm thực phẩm cần kiêng cữ như:
- Sinh mổ xong kiêng ăn gì? Mẹ nên tránh các thực phẩm dễ tạo mủ, làm viêm nhiễm các vết thương sau mổ như đồ nếp, rau muống,…
- Không ăn các món ăn chiên xào quá nhiều dầu mỡ.
- Không hút thuốc lá, uống rượu, bia,… vì chúng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch của mẹ, làm giảm chất lượng sữa cho con bú…
- Sản phụ có tiền sử bị cao huyết áp cần hạn chế ăn món muối hoặc món ăn quá mặn.
- Hạn chế sử dụng thực phẩm sinh khí như đồ ngọt, thức uống có ga, hành tây. Vì những thực phẩm này làm tăng sản xuất khí trong đường ruột khiến mẹ khó chịu.
Bài viết trên đây đã “bật mí” 12 thực đơn cho mẹ sau sinh mổ bổ dưỡng, giúp hồi phục sức khỏe nhanh chóng và đảm bảo nguồn sữa chất lượng cho con. Tốt nhất, khi xây dựng thực đơn ở cữ cho mẹ sinh mổ, cần phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Đồng thời, mẹ cũng nên tránh những thực phẩm khó tiêu hóa, đồ ăn cay nóng và các chất kích thích không tốt cho việc lành thương nhé!