Sử dụng thực phẩm chức năng, an toàn hay rủi ro?

Sử dụng thực phẩm chức năng, an toàn hay rủi ro?

10 năm trở lại đây được xem là khoảng thời gian bùng nổ các sản phẩm thực phẩm chức năng. Theo Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam – VAFF, tại các thành phố lớn như TPHCM và Hà Nội, hiện không dưới 30% dân số đã và đang sử dụng mặt hàng này. 

Bạn đang đọc: Sử dụng thực phẩm chức năng, an toàn hay rủi ro?

1. Hiểu đúng về thực phẩm chức năng

Theo Bộ Y tế Việt Nam định nghĩa thực phẩm chức năng (TPCN) là thực phẩm có tác dụng hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, cung cấp các chất chống oxy hóa(beta-caroten, lyconpen, lutein, vitamin C, vitamin E…), chất xơ và một số thành phần khác, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, giúp tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ gây bệnh.

Thực phẩm chức năng còn có nhiều tên gọi khác: thực phẩm bổ sung, thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, sản phẩm dinh dưỡng y học.

thực phẩm chức năng
Tùy vào thành phần và công dụng, hiện có rất nhiều loại TPCN xuất hiện trên thị trường

TPCN bổ sung vitamin và khoáng chất: Loại này phổ biến ở các nước châu Âu, Mỹ, Nhật Bản. Bổ sung vitamin và khoáng chất vào các loại nước tăng lực được phát triển mạnh ở Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc. Bổ sung DHA, EPA vào sữa hoặc thức ăn cho trẻ. Bổ sung vitamin A, vitamin E, B-caroten vào nước trái cây.

– TPCN dạng viên: Tùy theo nhà sản xuất, có các dạng viên nang, viên nén, viên sủi, chứa hoạt động sinh học, vitamin và khoáng chất.

Sử dụng thực phẩm chức năng, an toàn hay rủi ro?
Kinh hoàng thực phẩm bẩn tại Trung Quốc

Những loại thực phẩm sau đây sẽ khiến bạn không khỏi rùng mình vì chúng đúng nghĩa “bẩn”, xảy ra tại Trung Quốc – quốc gia thường xuyên vướng phải nhiều vụ bê bối liên quan đến thực phẩm.  Thịt “xác ướp” từ những năm… 1970 Một trong những vụ…

TPCN “không béo”, “không đường”: bao gồm nhóm trà thảo dược hỗ trợ chức năng sinh lý và thần kinh; nhóm thực phẩm giàu chất xơ hỗ trợ giảm cân, bệnh tiểu đường; nhóm các loại nước tăng lực cung cấp năng lượng.

TPCN đặc biệt: Dành riêng cho những đối tượng đặc biệt như thức ăn cho phụ nữ mang thai, trẻ em trong độ tuổi ăn dặm, người cao tuổi, người bệnh tiểu đường, người tăng huyết áp, phi hành gia…

2. Thực phẩm chức năng có giá “lên trời”, quảng cáo cường điệu

Hiện tại thị trường Việt Nam, một số loại TPCN được quảng cáo như “thần dược” có khả năng chữa bệnh, thậm chí là nhiều bệnh nan y. Chính cách quảng cáo thái quá, cường điệu như vậy khiến người tiêu dùng tốn rất nhiều tiền mua để mua lấy. Thế nhưng, TPCN bản chất chỉ có thể bổ trợ sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh chứ không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Những quảng cáo mập mờ trái với công dụng, trái với hiệu quả thực tế như vậy của nhà sản xuất chính là giọt nước làm tràn ly, tạo một cái nhìn chưa đầy đủ của người tiêu dùng với TPCN.

Ngoài ra, tình trạng giá bán của TPCN được nâng lên quá cao so với giá trị thực càng làm cho người dùng hoang mang. Tại Việt Nam, thị phần TPCN có nguồn gốc xuất khẩu là 52%, còn lại 48% là sản phẩm do các doanh nghiệp trong nước sản xuất. Theo báo cáo thanh tra quản lý thị trường, nhiều sản phẩm có giá nhập khẩu chỉ ở mức 200 – 300 nghìn đồng, nhưng được bán cho người tiêu dùng với giá 1,9 – 2 triệu đồng. Sở dĩ TPCN có mức giá cao là do phải chịu mức thuế suất 30%, trong khi thuốc và sản phẩm y tế chỉ chịu thuế ở mức 10% là tối đa. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp còn lợi dụng sự thiếu hiểu biết và mập mờ của người tiêu dùng để nâng giá sản phẩm quá mức với mục đích kiếm lời.

Sử dụng thực phẩm chức năng, an toàn hay rủi ro?
Thực phẩm có hại nhưng chúng ta vẫn ăn thường ngày

Có những món ăn tuy vẻ ngoài trông rất bắt mắt lại rất tiện lợi nhưng lại chứa nhiều tác hại khó lường cho sức khỏe. Hãy xem bạn thường xuyên ăn những món nào nhé! 1. Mì tôm Đây là món ăn hết sức tiện lợi, tuy nhiên nếu…

3. Cách nhận biết thực phẩm chức năng giả

Hiện Việt Nam đang là thị trường đầy tiềm năng của TPCN. Nó nhanh chóng trở thành món hàng “béo bở” cho những doanh nghiệp chuyên làm giả sản phẩm. Tình trạng giả về thương hiệu, giả về nguồn gốc xuất xứ, giả về chất lượng ngày càng diễn biến phức tạp và tinh vi hơn. Nhiều tấn TPCN giả “ra lò” quá nhanh gây nhiều thách thức và nguy hại với sức khỏe người tiêu dùng. Trường hợp nhẹ, người dùng cảm thấy sản phẩm không hề có hiệu quả gì. Những trường hợp nặng, người dùng xuất hiện các biểu hiện bất thường: tiêu chảy, buồn nôn, nôn ói, dị ứng, giảm huyết áp, khó thở…

Tìm hiểu thêm: Mẹo cai sữa cho bé 18 tháng tuổi tốt nhất

thực phẩm chức năng
Thực phẩm chức năng giả xuất hiện trên thị trường theo cách “nhái” nhãn mác rất tinh vi

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của chính mình và người thân, chúng ta cần nắm rõ một số mẹo giúp phân biệt TPCN thật và giả, tránh tình trạng tiền mất tật mang.

– Mã vạch được đăng ký thông tin quốc tế: Khi mua các sản phẩm TPCN có nguồn gốc nước ngoài thì chúng ta cần sử dụng phần mềm đọc mã vạch (Barcode Scaner) giúp hỗ trợ kiểm tra nguồn gốc của sản phẩm.

– Nhận biết bằng cảm quan: Hàng nhái thường có màu sắc chữ hoặc hình trên bề mặt nhạt hơn, không được chăm chút, thậm chí là sai lỗi chính tả.

– Nguồn gốc sản phẩm ghi đầy đủ, rõ ràng: Thông tin về nhà sản xuất được in rõ ràng, cụ thể, nên cân nhắc những sản phẩm chỉ ghi mỗi ‘Made in…’ hay thậm chí những sản phẩm không rõ nơi sản xuất.

Sản phẩm thật cần có tem chống hàng giả: Tem chống giả là thành phần không thể thiếu với các mặt hàng uy tín và chất lượng. Vì vậy bạn hãy chú ý lựa chọn thực phẩm chức năng có tem phủ cào chống hàng giả.

Sử dụng thực phẩm chức năng, an toàn hay rủi ro?
Cẩn thận với trà giảm cân kẻo rước họa vào thân

Thị trường thực phẩm chức năng giảm cân, giảm mỡ bụng ngày càng sôi động với nhiều loại sản phẩm. Trong đó sản phẩm trà giảm cân được khá nhiều người lựa chọn với niềm tin giảm cân hiệu quả, đơn giản và không mất quá nhiều thời gian. Tuy…

4. Không tuỳ tiện dùng thực phẩm chức năng

TPCN tuy tốt nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng được. Đặc biệt đối với những người mắc bệnh mãn tính, nếu dùng sai cách có thể khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng, lại càng nguy hiểm hơn. Với TPCN hay thuốc đông y, chúng ta chỉ nên dùng khi thật sự rất cần thiết.

Trước khi dùng, bạn cần thực sự hiểu về công dụng, liều lượng, cách dùng và cả những tác dụng phụ. Nếu có nghi ngờ bệnh của mình nên đến bác sĩ khám để được chỉ định dùng đúng thuốc.

Đối với những người từng có tiền sử dị ứng thuốc cần thận trọng khi sử dụng TPCN. Khi bị dị ứng loại thuốc hay TPCN nào rồi thì tuyệt đối không dùng loại đó nữa. Khi đi khám bệnh hoặc mua thuốc phải thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết những loại thuốc và TPCN đã bị dị ứng trước đây và những loại thuốc đang dùng. Khi đó, bác sĩ và dược sĩ sẽ tránh cho dùng những thuốc hay TPCN gây nguy hại.

thực phẩm chức năng
Nguồn thực phẩm tự nhiên vẫn tốt hơn những viên thuốc

Suy cho cùng thực phẩm chức năng chỉ là một trong những nguồn bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Nó không phải là thuốc điều trị bệnh và cũng không thể thay thế được nguồn dinh dưỡng tự nhiên. Chưa kể nếu chọn mua và sử dụng thực phẩm chức năng giả sẽ gây hiểm họa khôn lường. Vì vậy muốn có sức khỏe, hãy chủ động xây dựng chế độ ăn uống khoa học và kế hoạch luyện tập, nghỉ ngơi hợp lý. Lối sống lành mạnh cùng tinh thần lạc quan, thanh thản mới là “liều thuốc bổ” tốt nhất cho sức khỏe.

Đông trùng hạ thảo có phải thần dược chữa bách bệnh?

Đông trùng hạ thảo được ví như “thần dược” tự nhiên xuất hiện trên những vùng cao nguyên khắc nghiệt của xứ Tây Tạng có thể chữa được rất nhiều bệnh. Do đó giá trị của nó còn cao hơn cả vàng và được cả thế giới săn đón. Tuy nhiên trong…

Theo Dinhduong.online tổng hợp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *