Dinh dưỡng cho người ốm rất quan trọng vì nó giúp hỗ trợ tăng cường miễn dịch, tăng đề kháng để nhanh hồi phục. Vậy người ốm nên ăn gì cho nhanh khỏi? Bài viết sau sẽ gợi ý ngay cho bạn 15 loại thực phẩm bạn nên bổ sung và một số vấn đề cần chú ý để giúp người ốm phục hồi tốt hơn.
1. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị ốm
Để người ốm mau chóng hồi phục, lấy lại sức khỏe thì chế độ dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng. Bạn không chỉ cần dùng nhiều loại thức ăn bổ dưỡng cho người ốm mà còn cần chú ý các nguyên tắc sau để xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người ốm hiệu quả hơn:
- Ăn nhiều thực phẩm chứa protein: Bạn nên bổ sung các loại thực phẩm nhiều protein như cá, thịt bò, thịt gà, thịt lợn, trứng, sữa, hải sản,… vào khẩu phần ăn của người ốm. Vì protein giúp bù đắp năng lượng, cải thiện sức khỏe cơ bắp giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại sức, cải thiện cân nặng, các cơ linh hoạt hơn và duy trì sự ổn định cho cơ thể.
- Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin và chất xơ: Chất xơ và vitamin trong rau củ, hoa quả,… là thành phần quan trọng giúp quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi giúp hoạt động của các cơ quan được cải thiện. Nhờ vậy người ốm dễ dàng hấp thu dưỡng chất, nhanh khỏe để sớm trở lại hoạt động bình thường.
- Tăng cường thực phẩm giàu chất béo: Bạn nên bổ sung đủ lượng chất béo lành mạnh từ cá hồi, hải sản, cá ngừ, các loại hạt, dầu cá,… vào bữa ăn của người ốm. Vì đây là các chất béo cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể như omega 3, 6, vitamin D, K, A, E,… giúp bù đắp lại phần năng lượng bị thiếu hụt do bệnh tật, còn giúp ăn ngon hơn.
- Bổ sung đầy đủ lượng nước cần thiết: Nước là thành phần quan trọng trong cơ thể nhưng khi bị ốm cơ thể dễ bị mất nước do sốt cao, nôn mửa, tiêu chảy, đổ mồ hôi,… Vì thế, bạn nên chú ý bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể khoảng 1,5 – 2 lít/ngày. Ngoài ra, bạn có thể dùng sữa, các loại trà thảo mộc để vừa cấp nước vừa bổ sung thêm dưỡng chất cho cơ thể.
- Ưu tiên chế biến thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu: Cơ thể người khi bị bệnh rất nhạy cảm, nếu sử dụng các thực phẩm quá cứng, nhiều dầu mỡ sẽ dễ gây kích ứng gây nôn, tiêu chảy,… Vì vậy các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu chính là sự lựa chọn tuyệt vời nhất dành cho người bệnh.
Chế độ dinh dưỡng của người ốm cần bổ sung đủ nước, ưu tiên các thực phẩm mềm, thanh đạm, dễ ăn và đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.
2. Người ốm nên ăn gì? 15 loại thực phẩm dinh dưỡng dành cho người ốm
Một chế độ dinh dưỡng cho người ốm cần đảm bảo rất nhiều yếu tố và điều đầu tiên bạn cần phải cân nhắc đó là nguồn thực phẩm lành mạnh, cung cấp nhiều dinh dưỡng. Vậy người ốm mệt mỏi nên ăn gì? Dưới đây sẽ gợi ý ngay đến bạn 15 loại thực phẩm cho người ốm nên có trong thực đơn.
2.1. Táo
Táo có chứa chất chống oxy hóa, giúp giảm lượng cholesterol, làm sạch hệ tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng. Để cung cấp trọn vẹn dưỡng chất từ táo cho người bệnh, bạn nên cắt nhỏ táo và bổ sung táo vào buổi sáng sau khi đã thức dậy hoặc trước bữa sáng khoảng 30 phút. Bạn cũng có thể cho người bệnh dùng như bữa phụ xen kẽ các bữa ăn chính.
Điều này sẽ giúp người bệnh hấp thu dinh dưỡng tốt hơn nhưng cũng không gây ảnh hưởng đến thực đơn dinh dưỡng cho người ốm. Tuy nhiên, bạn nên tránh cho người bệnh dùng táo buổi tối vì nó sẽ làm ảnh hưởng đến đường ruột, khiến người bệnh khó chịu, khó ngủ.
Táo cung cấp nhiều dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng cho người bệnh nhưng bạn nên chú ý đến thời gian ăn táo để tránh gây ảnh hưởng đến người bệnh.
2.2. Chuối
Chuối là một thực phẩm tuyệt vời bạn nên ăn khi bị ốm. Chuối mềm, dễ ăn và giàu chất dinh dưỡng. Kali trong chuối cũng có thể giúp bổ sung điện giải cho cơ thể. Thêm nữa, chuối cũng rất giàu chất xơ hòa tan, có thể giúp đẩy lùi tiêu chảy bằng cách giảm lượng nước tự do trong đường tiêu hóa.
2.3. Cam
Từ trước đến nay cam là loại trái cây được dùng để thăm viếng người bệnh, vì cam có chứa hàm lượng Vitamin C cao, cung cấp sức đề kháng cho người bệnh.
Sau khi ốm xong người bệnh có thể uống mỗi ngày 1 ly nước cam vắt cũng có thể nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
2.4. Những loại hoa quả mọng
Các loại quả mọng như việt quất, dâu tây, dâu tằm, mâm xôi,… thường được đánh giá cao trong việc giúp hồi phục sức khỏe của người ốm. Do trong các quả mọng chứa hàm lượng vitamin C cao giúp tăng cường kháng thể, bổ sung năng lượng giúp cơ thể người bệnh có đủ kháng thể chống lại bệnh và nhanh chóng hồi phục.
Nhờ hàm lượng vitamin C cao trong việt quất, dâu tây, mâm xôi,… giúp ngươi bệnh tăng cường sức đề kháng, nâng cao khả năng chống lại bệnh.
2.5. Đào
Hàm lượng cao vitamin A, C, acid ascorbic và kẽm có trong quả đào đã tạo ra một tổ hợp tuyệt vời giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục. Vì nó vừa giúp cải thiện chức năng của các cơ quan trong cơ thể người bệnh hoạt động tốt hơn, vừa tăng cường đề kháng cho cơ thể, nâng cao miễn dịch chống lại vi rút bên trong cơ thể và sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài.
2.6. Khoai lang
Khoai lang được xem một loại Carb lành mạnh tốt cho sức khỏe với 53% tinh bột trong thành phần carbohydrate, nhờ đó giúp cung cấp năng lượng để người ốm nhanh chóng lấy lại sức. Ngoài ra, trong khoai lang còn chứa nhiều dưỡng chất khác như kali, mangan, canxi, vitamin A, vitamin B, choline, chất chống oxy hóa,… giúp cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho cơ thể, nâng cao sức đề kháng, chống lại các gốc tự do, kháng viêm. Nhờ vậy, cơ thể của người bệnh được phục hồi tốt hơn, sức khỏe cũng được cải thiện.
2.7. Nho
Nho là loại quả nhiều chất xơ và giàu dưỡng chất cần thiết tốt cho sức khỏe như protein, vitamin K, vitamin nhóm B (B1, B2, B6), vitamin C, mangan, kali,… Bên cạnh đó, theo nghiên cứu nho còn sản sinh gamma và delta T (nhóm tế bào chữa bệnh). Nhờ vậy, giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Tuy nhiên, bạn chỉ nên bổ sung khoảng 100mg nho/ngày cho người bệnh vì nếu dùng quá nhiều thì nồng độ axit trong nho sẽ gây ảnh hưởng xấu đến người bệnh.
Nếu bạn đang đau đầu người bị ốm nên ăn gì thì bạn chỉ cần bổ sung khoảng 100mg nho mỗi ngày sẽ giúp cải thiện sức khỏe người bệnh rõ rệt.
2.8. Đu đủ
Đu đủ là loại trái cây có chứa nhiều Vitamin C tăng cường miễn dịch và sức đề kháng cho người bị ốm. Hơn nữa, trong đu đủ còn chứa Carotenoids, là một chất chống oxy hóa lành mạnh, giúp bảo vệ tốt các tế bào cơ thể được khỏe mạnh trước các tác nhân gây hại và chống lại căng thẳng oxy hóa dẫn đến bệnh tật do các gốc tự do gây ra.
2.9. Tỏi
Trong y học cổ truyền, tỏi được xem là một vị thuốc quý. Nó có tính ấm và vị cay có tác dụng làm ấm cơ thể, giải độc, hành khí trệ, sát trùng, kháng khuẩn,… giúp điều trị các tốt các bệnh tiêu chảy, sốt rét, hạ huyết áp, nấm tóc,… Nhờ vậy, khi sử dụng tỏi giúp cơ thể chống lại vi rút tốt hơn, giảm nhanh các triệu chứng bệnh.
2.10. Gừng
Gừng có vị cay, tính ôn giúp giữ ấm cơ thể từ bên trong, làm dịu các cơ, giúp ổn định hoạt động của các cơ quan. Nhờ vậy, giúp người bệnh thoải mái hơn, giảm căng thẳng, giảm mệt mỏi nhanh chóng lấy lại sức.
Gừng là một vị thuốc đông y quý giúp làm ấm cơ thể từ bên trong hạn chế mắc các bệnh về đường hô hấp, lạnh bụng, tê các cơ gây chuột rút.
2.11. Mật ong
Không chỉ có đặc tính kháng khuẩn và kháng viêm cao, mật ong còn có tác dụng làm dịu cổ họng, làm ấm cơ thể khá tốt. Vì thế, nhiều người thường sử dụng mật ong để giảm triệu chứng ho kéo dài và long đờm.
2.12. Cá hồi
Nhắc đến thức ăn bổ dưỡng cho người ốm thì không thể không nhắc đến cá hồi. Vì nó là nguồn cung cấp protein tốt, giúp làm mềm và dễ tiêu hóa nên rất hợp để người bệnh bổ sung dinh dưỡng. Chưa kể, cá hồi còn có hàm lượng cao axit béo Omega-3, vitamin D và khoáng chất như magie, kali, selen,… giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch hoạt động mạnh mẽ. Qua đó, góp phần giúp cơ thể người bệnh có thể chống chọi lại với vi rút trong cơ thể, sớm bình phục hơn.
2.13. Yến mạch
Yến mạch có hàm lượng dinh dưỡng cao với carb lành mạnh, protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất như phốt pho, sắt, selen, kẽm,… lại dễ ăn nên rất cần thiết cho người bệnh.
Nguồn dinh dưỡng cao từ yến mạch giúp người ốm nhanh chóng hồi phục, lấy lại sức khỏe.
2.14. Trà nóng
Trà nóng giống như một loại nước thảo dược có thể làm giảm những cơn đau họng và trong trà có chất chống oxy hóa chống lại những viêm nhiễm và hỗ trợ hệ miễn dịch.
2.15. Nước dừa
Nước dừa cung cấp cho cơ thể đến 95,5% lượng nước, bù đắp lại lượng nước cần thiết đã thiếu hụt trong quá trình bệnh do sốt, tiêu chảy, đổ nhiều mồ hôi và nôn mửa. Ngoài ra trong nước dừa còn chứa nhiều chất như vitamin C, vitamin B và khoáng chất như sắt natri, kali… giúp hạn chế tình trạng mất nước, tăng cường đề kháng giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục, tinh thần thoải mái.
2.16. Sữa chua
Khi bị bệnh, đường ruột là nơi nhạy cảm nhất nên việc bổ sung sữa chua rất cần thiết cho người bệnh. Theo đó, trong sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn giúp bảo vệ hệ thống tiêu hóa khỏi các tác nhân gây bệnh khác. Đồng thời, sữa chua còn góp phần tăng sinh Probiotic hoạt động mạnh mẽ giúp kháng viêm, tạo lớp màng vững chắc bảo vệ các tác nhân gây hại xâm nhập.
3. Bỏ túi những món ăn bồi bổ cho người ốm mau khỏe
Việc cải thiện dinh dưỡng cho người ốm là một trong những phương pháp tốt nhất giúp họ nhanh chóng khỏi bệnh và hồi phục sức khỏe. Sau đây sẽ gợi ý ngay đến cho bạn một số thức ăn bồi bổ cho người ốm đơn giản, ngon và rất dễ làm:
- Súp gà: Nếu không biết người ốm ăn gì cho mau khỏe, bạn hãy thử nấu món súp gà. Đây không chỉ là một món ăn bổ dưỡng cung cấp đủ các loại dưỡng chất từ vitamin, khoáng chất cho đến protein, mà còn kết cấu mềm, lỏng, giúp người bệnh dễ ăn hơn.
- Cháo bí đỏ: Cháo bí đỏ lựa chọn không nên bỏ qua vì nó chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho việc cải thiện sức khỏe như phytosterol, acid amin, vitamin B, vitamin PP, vitamin C,…
- Cháo yến mạch bò bằm: Yến mạch và thịt bò là những loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, nên khi kết hợp sẽ giúp người bệnh có đủ dưỡng chất và năng lượng nhanh chóng khỏe hơn.
- Cháo cá lóc hạt sen: Bị ốm ăn gì cho lại sức? Đừng bỏ qua món cháo cá lóc hạt sen thơm ngon lại giàu dinh dưỡng. Đặc biệt, hạt sen còn giúp an thần hỗ trợ người bệnh ngủ ngon và sâu giấc hơn.
- Canh xương hầm rau củ: Bên cạnh cháo cháo, bạn cũng có thể nấu món canh xương để cung cấp dinh dưỡng cho người ốm. Nguồn dưỡng chất từ xương kết hợp với vitamin và khoáng chất từ rau củ được hầm nhừ trong nhiều giờ sẽ tạo ra một bát canh thơm ngon, bổ dưỡng rất thích hợp dùng để tẩm bổ.
4. Vậy người ốm không nên ăn gì?
Ngoài những món ăn bổ dưỡng, người ốm cũng cần hạn chế dùng một số loại thực phẩm nhất định để nhanh chóng hồi phục hơn. Vậy người bị ốm không nên ăn gì?
4.1. Đồ ngọt
Khi lượng đường cao có thể ức chế hệ miễn dịch, vì vậy có thể giảm lượng đường trong cơ thể để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch.
4.2. Nước ngọt có ga
Chất aspartame có trong nước có gas gây tình trạng mệt mỏi và suy nhược cơ thể làm người bệnh khó hồi phục hơn.
4.3. Không được uống nước đá lạnh
Uống nước đá lạnh khi bị ốm làm cho cơ thể dễ bị lạnh và dễ bị viêm họng.
4.4. Sữa
Nhiều người cho biết khi uống sữa sẽ sản sinh ra chất nhầy, làm cho người bệnh bị khó thở.
4.5. Thức ăn nhiều gia vị và dầu mỡ
Người bị ốm thường rất chán ăn, vậy mà phải ăn những món có nhiều gia vị, dầu mỡ làm cho người bệnh thêm chán ăn hơn. Hơn thế nữa, các chất này còn khó tiêu hóa, gây tích mỡ trong thời gian dài sẽ gây có bệnh về tim, gây xơ vữa động mạch.
4.6. Rượu bia
Tiêu thụ rượu bia rất nguy hiểm với người bệnh vì nó làm giảm hàm lượng vitamin B1 trong cơ thể người bệnh gây tình trạng mệt mỏi, tím tái, phù nề, giảm khả năng gắng sức và tệ nhất là gây suy tim.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn biết được người ốm nên ăn gì và không nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh. Bên cạnh đó, bạn cũng nắm được những kiến thức cơ bản trong việc xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng cho người ốm tốt hơn. Chúc bạn và gia đình luôn có sức khỏe tốt nhé!