Cảm cúm thường gặp ở những người có hệ miễn dịch kém, tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không biết cách chăm sóc sức khỏe và điều trị đúng cách, bệnh sẽ kéo dài và dẫn đến nhiều vấn đề khác. Vậy người bị cảm nên ăn gì và không nên ăn gì để giảm bớt mệt mỏi, hạn chế bệnh trở nặng hơn?
Bạn biết gì về bệnh cúm?
Cảm cúm là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, bất ngờ xâm nhập vào cơ thể khi hệ miễn dịch suy giảm. Các dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh cảm cúm:
-
- Chảy nước mũi, hắt hơi.
- Ho.
- Sốt.
- Mệt mỏi, uể oải.
- Đau nhức toàn thân.
Những triệu chứng kể trên thường chấm dứt sau 7 – 10 ngày nếu có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý.
1. Cảm cúm nên ăn gì cho nhanh khỏi?
Dưới đây là những thực phẩm tốt cho sức khỏe của người đang bị cảm cúm cho bạn tham khảo:
1.1 Cháo hoặc súp
Cháo hay súp là hai món ăn được khuyên dùng nếu chưa biết ăn gì để chữa cảm cúm nhanh. Bởi khi đó, chức năng tiêu hóa của người bệnh giảm nên những món ăn dạng lỏng giúp họ dễ ăn, dễ tiêu. Đặc biệt món cháo gà, súp gà nấu với hành còn giúp trị cảm rất hiệu quả, hơi nước cháo gà giúp giảm nghẹt mũi tốt.
1.2 Thực phẩm giàu vitamin C
Cảm cúm nên ăn gì cho nhanh khỏi? Các bạn không nên bỏ qua những loại thực phẩm có hàm lượng vitamin C dồi dào. Bởi, loại vitamin này chính là một thành phần chủ yếu trong hệ miễn dịch, cải thiện các enzym chức năng trong cơ thể. Theo thống kê, bổ sung đầy đủ vitamin C giúp giảm thời gian mắc bệnh xuống 8 -14%, tức 1 – 2 ngày. Từ đó chúng ta có thể giải đáp được nên ăn uống gì khi bị cảm cúm rồi đấy. Gợi ý một số thực phẩm chứa hàm lượng vitamin C cao là ớt chuông đỏ, cam, chanh, cà chua, cà rốt…
Vitamin C có công dụng tăng cường đề kháng cho cơ thể.
1.3 Rau xanh
Người bị cảm nên ăn gì? Câu trả lời là các loại rau lá xanh như rau bina, rau cải, rau muống, cải xoăn. Bởi lẽ, rau xanh không chỉ có hàm lượng chất xơ cao, hỗ trợ hoạt động tiêu hóa để cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn và mau hồi phục; mà còn giàu các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho hệ miễn dịch. Chẳng hạn như vitamin C, vitamin K, vitamin nhóm B, vitamin D, Kẽm, Selen…
1.4 Gừng
Gừng tươi chứa nhiều hoạt tính kháng khuẩn, giúp hạn chế quá trình lây lan của virus cúm. Do đó, đây chính là thực phẩm trị cảm cúm hữu hiệu mà bạn nên thêm ngay vào chế độ ăn uống hàng ngày.
Có nhiều cách dùng gừng để chữa cảm cúm:
-
- Cho vài lát gừng vào ấm nước đun sôi cùng ít đường phèn hay ít mật ong vào để uống. Uống 3 lần/ngày sẽ giúp bạn giảm nhanh các triệu chứng của bệnh.
- Mẫu gừng nguyên vỏ mài nhuyễn pha với 2 thìa nước chanh và 2 thìa mật ong. Uống mỗi ngày.
Gừng giúp trị cảm cúm nhanh chóng.
1.5 Tỏi
Tỏi có tên khoa học là Allium sativum L, thuộc họ hành tỏi Liliaceae, là một trong những gia vị chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, nhất là chất Allicin kháng khuẩn, kháng virus giúp người bệnh cảm cúm nhanh chóng hồi phục, tăng cường đề kháng về sau.
Một số bài thuốc chữa cảm cúm bằng tỏi cho bạn tham khảo là:
-
- Tỏi 100g, gừng tươi 100g, giấm ăn 500 ml. Tỏi và gừng rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào lọ ngâm với giấm, bịt kín. Sau 30 ngày dùng được, pha chế với nước chấm hoặc mỗi ngày uống 10ml sau bữa ăn.
- Tỏi 25g, hành củ 50g, rửa sạch, thái nhỏ, sắc kỹ với 250 ml nước, uống mỗi lần 1 chén, mỗi ngày 3 lần.
- Tỏi 6g, lá bạc hà 6g, lá đại thanh 20g, rễ chàm 12g. Các vị thuốc đem giã nát, bỏ vào chén nhỏ, mỗi ngày ngửi vài ba lần.
1.6 Mật ong
Mật ong chứa nhiều hợp chất có khả năng chống viêm, chống oxy hóa, kháng virus và kháng nấm hữu hiệu. Do vậy, trước thắc mắc cảm cúm nên ăn uống gì tốt nhất, câu trả lời chắc chắn là đều đặn mỗi ngày pha một chút mật ong vào nước ấm, uống hai lần vào sáng và tối. Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể thêm chút mật ong vào nước gừng ấm để gia tăng công dụng kháng khuẩn.
Mật ong có tính kháng khuẩn tốt nên rất phù hợp sử dụng khi cơ thể bị ốm.
1.7 Các loại hạt ngũ cốc
Thêm một món ăn cho người cảm cúm nhanh khỏi là những loại hạt ngũ cốc như lúa mì, yến mạch, hạt quinoa… Vì loại thực phẩm này có hàm lượng chất bột đường cao, giúp duy trì mức năng lượng cần thiết cho cơ thể khi không thể ăn uống khỏe như bình thường. Song song, ngũ cốc còn giàu chất xơ, vitamin B hỗ trợ cải thiện tiêu hóa và có chứa hàm lượng khoáng chất Selen, Sắt… để cơ thể nhanh phục hồi.
1.8 Sữa chua
Sữa chua dồi dào hàm lượng lợi khuẩn Probiotics, có tác dụng cân bằng hệ vi sinh đường ruột, từ đó tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể, tránh bệnh vặt. Ngoài ra, đây cũng là nguồn cung cấp Protein dễ hấp thu giúp người bệnh đủ sức chống chọi với những tác nhân gây hại từ môi trường.
Sữa chua là thực phẩm cung cấp lợi khuẩn tự nhiên, nuôi dưỡng đề kháng đường ruột hiệu quả.
1.9 Bông cải xanh
Trước thắc mắc cảm cúm ăn gì tốt nhất, nhiều người lựa chọn bông cải xanh. Bởi lẽ, loại rau này có chứa thành phần Sulforaphane, được chứng minh rằng có công dụng kích hoạt các enzyme chống oxy hóa sẵn có trong cơ thể, mang lại khả năng phòng ngừa vi khuẩn, virus xâm nhập hiệu quả. Bên cạnh đó, bông cải xanh còn chứa nhiều nước nhằm “cấp” nước kịp thời nếu người bệnh bị nóng sốt.
1.10 Uống nhiều nước lọc
Khi bị cảm cúm, cơ thể dễ bị mất nước, kiệt sức. Điều quan trọng nhất bạn nên cần làm lúc này là uống càng nhiều nước càng tốt. Nếu lười uống nước, bạn có thể thêm một lát mỏng chanh hay cam sẽ giúp cơ thể cảm thấy đỡ mệt mỏi hơn. Tuy nhiên nên tránh những thức uống chứa cafein như cà phê, trà và soda.
2. Cảm cúm kiêng ăn những gì?
Bên cạnh các loại thực phẩm nên bổ sung, người bệnh cảm cúm cần hạn chế tiêu thụ:
2.1 Thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhiều dầu mỡ
Các thực phẩm chế biến sẵn (như đồ đóng hộp) thường được nêm nếm rất đậm đà nên không tốt cho hệ tiêu hóa đang nhạy cảm của người bị cảm. Còn đồ ăn chiên rán nhiều dầu (như thức ăn nhanh) dễ gây khó tiêu, nặng bụng. Vậy nên, đây là hai loại thực phẩm mà người bệnh cảm cúm tuyệt đối tránh xa.
2.2 Thực phẩm nhiều đường
Trước câu hỏi cảm cúm kiêng ăn những gì, các loại thực phẩm nhiều đường luôn đứng ở vị trí đầu tiên. Bởi lẽ, đường là chất có thể làm suy giảm miễn dịch tạm thời, tạo điều kiện cho vi khuẩn thuận lợi xâm nhập và gây hại.
Thực phẩm nhiều đường vô tình làm giảm sức đề kháng tự nhiên của cơ thể.
2.3 Đồ ăn cứng
Cổ họng của người bị cảm dễ bị đau, rát nên người bệnh cũng cần hạn chế tiêu thụ những loại thực phẩm cứng, giòn như bánh quy, khoai tây chiên, gà rán… Đồng thời, loại thực phẩm này cũng mất rất nhiều thời gian tiêu hóa, khiến người bị cảm cúm đầy hơi, khó tiêu.
2.4 Chất kích thích, đồ có cồn
Ho, cảm cúm kiêng ăn gì? Chắc chắn là chất kích thích (như thuốc lá, cà phê…) và đồ có cồn (như bia, rượu…). Lý do là những thực phẩm đó khiến cơn đau rát họng và tình trạng ho ngày một nghiêm trọng hơn. Song song, hệ thần kinh bị kích thích mạnh, nhịp tim dần nhanh hơn làm cho cơ thể vô cùng khó chịu.
3. Gợi ý thực đơn cho người bị cảm cúm
Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh là điều vô cùng quan trọng để người bệnh cảm nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Dưới đây là các món ngon bổ dưỡng phù hợp cho người bị cảm cúm:
3.1 Canh xương hầm rau củ
Không chỉ có hương vị ngọt dịu dễ ăn, canh xương hầm rau củ còn là một món ăn giàu dinh dưỡng cho người bệnh. Kết hợp từ những nguyên liệu quen thuộc như cà rốt, bí đao, khoai tây và thịt sườn heo, thành phẩm bổ sung đầy đủ chất đạm, chất béo và vitamin, khoáng chất để cơ thể dần khỏe mạnh trở lại.
3.2 Súp gà
Trong danh sách các món ăn giải cảm cúm hiệu quả, không thể không kể đến súp gà. Món ngon này giúp ấm bụng, làm nóng cơ thể và cung cấp đủ chất đạm, chất xơ, chất béo… cho người bệnh. Tùy theo sở thích, bạn có thể thêm nhiều thực phẩm bổ dưỡng khác như nấm, bắp, cà rốt, hạt sen…
Súp gà là món ăn giải cảm cực tốt.
3.3 Canh rong biển thịt bằm
Thêm một món canh tốt cho cơ thể người bị cảm cúm là canh rong biển thịt bằm. Món ngon là sự kết hợp hài hòa giữa thịt bằm dai dai, giàu chất đạm và rong biển thanh mát, dễ tiêu. Qua đó, người bệnh dễ dàng hấp thu dưỡng chất và hồi phục sức khỏe.
3.4 Cháo gà
Thực đơn cho người bị cảm cúm không thể “vắng bóng” món cháo gà. Món ăn vừa không mất nhiều thời gian chế biến, vừa giàu giá trị dinh dưỡng (như chất đạm, vitamin A, vitamin C, vitamin nhóm B….) để cơ thể sức chống chọi với vi khuẩn, virus gây hại.
3.5 Phở bò
Phở bò là món ngon dễ tiêu cho người bị bệnh. Vì mùi nước phở thơm lừng, ngọt thanh giúp kích thích vị giác cho người bị bệnh, song song nhiều chất bổ dưỡng từ nước hầm xương, thịt bò, bánh phở…
4. Mẹo hay chữa cảm cúm không cần kháng sinh
Cảm cúm là một bệnh lý khá lành tính, có thể khắc phục dễ dàng bằng một số mẹo vặt hữu ích bên dưới mà không nhất thiết sử dụng thuốc kháng sinh:
-
- Rửa tay thường xuyên: Nếu rửa tay không sạch, virut và vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào cơ thể. Trong khi đang cảm cúm, hệ miễn dịch của bạn suy yếu nghiêm trọng. Vì vậy, hãy luôn ghi nhớ rửa tay thật sạch trước và sau khi cầm nắm thức ăn.
- Xông hơi chữa cúm: Trong Đông y, phương pháp xông hơi bằng lá chữa cảm cúm rất hay. Theo kinh nghiệm dân gian, những nguyên liệu thông dụng nhất để xông hơi là lá chanh, lá sả, tía tô, kinh giới, bạc hà, lá gừng, lá nghệ, hương nhu, ngải cứu…
- Súc miệng nước muối: Đây là cách giúp điều trị viêm họng và ngăn ngừa nhiễm trùng phát sinh. Sử dụng nước ấm và có thể thêm một chút tinh chất từ củ nghệ để thêm tác dụng chống viêm.
- Tránh xa nước đá: Độ lạnh của nước đá có thể làm tổn thương niêm mạc cổ họng gây khô họng, đau rát và viêm họng nên tình trạng cảm sẽ nặng hơn. Ngoài ra, nếu nước đá bạn dùng không được sạch sẽ thì vi khuẩn càng có điều kiện tấn công vào cơ thể đang bị yếu sức đề kháng, bệnh cảm sẽ trở nên trầm trọng thêm.
Hy vọng những chia sẻ kể trên giúp bạn đọc nắm rõ bị cảm nên ăn gì, không nên ăn gì để có thể xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Nhìn chung, ngay khi nhận thấy những dấu hiệu cảm cúm, các bạn đừng vội mua thuốc kháng sinh ngay vì thực ra thuốc kháng sinh vốn không thể tiêu diệt hoàn toàn được virus gây bệnh, mà chỉ làm giảm sút khả năng hoạt động của chúng. Điều bạn cần làm là ăn uống lành mạnh, vận động thể chất đều đặn, nhằm tăng cường đề kháng từ bên trong giúp phòng ngừa ốm vặt.