Mới có thai không nên ăn gì? Có nhiều cái tên nằm trong danh sách kiêng cử thuộc thực phẩm yêu thích của các chị em. Tuy nhiên vì sự nghiệp làm mẹ, chúng ta phải hy sinh sở thích của mình thôi!
Mới có thai không nên ăn gì?
1. Khoai tây mọc mầm
Thực phẩm này không chỉ nguy hiểm cho mẹ bầu mà còn tất cả mọi người vì khoai tây mọc mầm có chứa độc tố gây hại cho sức khỏe.
Đặc biệt, solanin trong khoai tây mọc mần còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, khiến bà bầu bị sảy thai. Vì vậy mẹ cần tránh xa tuyệt đối loại thực phẩm này.
2. Đu đủ xanh
Đu đủ xanh cũng là loại thức ăn rất nguy hiểm với mẹ bầu. Trên thực tế đã có không ít mẹ bầu sử dụng đu đủ xanh trong các món hầm và thưởng thức mà không biết rằng đây là thực phẩm có thể gây sảy thai.
Nguyên nhân là do đu đủ xanh có chứa các enzyme có thể gây co thắt và dẫn đến sảy thai ngoài ý muốn.
3. Phô mai tươi và phô mai loại mềm
Ăn phô mai mềm trong thai kỳ có thể gây nguy hiểm cho con bởi phô mai làm bằng sữa chưa được tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn Listeria, nó có thể dẫn tới sẩy thai, sinh non và tử vong. Tốt nhất bạn nên tránh các loại phô mai như: brie, camembert, feta, phô mai xanh, phô mai tươi – trừ các sản phẩm có ghi trên nhãn được tiệt trùng hoàn toàn. Để đảm bảo bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu nên được xây dựng đúng cách nhằm đảm bảo tăng 0,9 kg tới 2,3 kg là hợp lý. Trong thời kỳ này, bà bầu không cần ăn nhiều nhưng phải ăn đủ chất bởi thai nhi đang trong giai đoạn bắt…
4. Sushi
Nếu là fan của sushi thì bạn sẽ phải dừng ăn món này trong 9 tháng mang thai. Mặc dù hải sản có chứa nguồn protein dồi dào nhưng hải sản sống đồng thời cũng là nguồn gốc của ký sinh trùng có hại và vi khuẩn. Bộ y tế Mỹ đã khuyến cáo phụ nữ mang thai chỉ ăn cá và hải sản khi đã được nấu chín kỹ.
5. Thịt nguội và xúc xích
Không giống như nhiều mầm bệnh do thực phẩm khác, listeria có thể phát triển ở nhiệt độ trong tủ lạnh. Vì lý do này, phụ nữ mang thai nên tránh những loại thịt dễ bị hỏng và phải lưu trữ trong tủ lạnh như thịt nguội và xúc xích. Bạn có thể làm cho chúng an toàn hơn bằng cách nấu chín hấp hoặc nướng trước khi dùng.
6. Động vật có vỏ sống
Sò, ốc, hàu sống là một trong những nguyên nhân hàng đầu của các bệnh do thủy sản gây ra. “Thủ phạm” bao gồm các ký sinh trùng và vi khuẩn thường không được tìm thấy trong hải sản nấu chín. Khi mang thai vẫn có thể ăn các loại động vật có vỏ nhưng phải nấu kỹ. Hàu, trai và hến phải nấu chín cho đến khi vỏ mở, nếu không mở thì bạn không nên dùng.
7. Nhãn
Theo Đông y, quả nhãn mùi thơm vị ngọt, thuộc tính ôn nhiệt, chứa nhiều khoáng chất, vitamin A, C, kali, photpho, magie và sắt nên rất tốt cho cơ thể nhưng đối với phụ nữ mang thai lại không nên ăn nhãn.
Nguyên do là khi phụ nữ mang thai, thân nhiệt tăng lên nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ, mà quả nhãn lại có tính nóng, phụ nữ mang thai ăn vào sẽ tăng nhiệt cho thai, dễ gây ra khí huyết không điều hòa, đầy hơi, nôn mửa, nếu ăn nhiều nhãn sẽ xuất hiện hiện tượng nhiệt, đau bụng, xuất huyết gây ra tình trạng dọa sảy, sảy thai, đẻ non.
8. Táo mèo
Táo mèo là loại trái cây tốt cho sức khỏe, được dùng trong Đông y làm thuốc chữa bệnh trị tăng huyết áp, kích thích tiêu hóa… tuy nhiên nó lại là thứ nguy hiểm cho các mẹ bầu khi mang thai, nhất là những tháng đầu của thời kỳ thai nghén.
Có nhiều nghiên cứu cho thấy táo mèo có tác dụng kích thích tử cung khiến tử cung co bóp và thu nhỏ lại, điều này dễ khiến cho các mẹ bầu bị sảy thai và sinh non.
9. Dứa
Dứa (còn gọi là quả thơm) có tính vừa chua vừa ngọt, chứa nhiều dinh dưỡng được sử dụng rất nhiều trong bữa ăn hàng ngày như làm hoa quả ăn tráng miệng, dứa xào, nước ép dứa… nhưng đối với các bà bầu, nhất là các bà bầu mới mang thai 3 tháng đầu thì càng cần cẩn thận không nên ăn những quả dứa này.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết trong quả dứa có chứa chất bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung, nhất là những trái dứa xanh thì tỉ lệ chất bromelain là rất cao, khi bà bầu mang thai 3 tháng đầu ăn quá nhiều dứa xanh dễ khiến gây sảy thai. Tuy nhiên khi các bạn đun nấu dứa lên thì chất bromelain sẽ bị mất đi nên bạn có thể ăn dứa này. Tốt nhất mẹ bầu nên kiêng loại quả này trong thai kì đầu, và ăn một lượng vừa phải ở thai kỳ tiếp theo.
10. Rau ngót
Trong rau ngót có chứa Papaverin là một chất được tìm thấy trong cây thuốc phiện, có tác dụng giãn cơ trơn của mạch máu để giảm đau, hạ huyết áp. Nếu sử dụng một lượng rau ngót tươi hơn 30 mg thì có thể gây co thắt tử cung và dễ dẫn đến tình trạng sảy thai. Dược thư Việt Nam 2002 ghi rõ khuyến cáo: “Không dùng papaverin cho người có thai”.
Dựa vào bảng cân nặng thai nhi, các mẹ sẽ biết được tình trạng sức khỏe và tốc độ phát triển của đứa con trong bụng thế nào để từ đó có chế độ ăn uống hợp lý và xây dựng lối sống khoa học. >> Bà bầu ăn gì để…
Mới có thai không nên làm gì?
– Không nên uống rượu, bia hoặc các loại nước uống có caffein.
– Mẹ mới mang bầu không nên nhảy, xoay người quá mạnh hoặc tập luyện thể thao quá sức với những môn nguy hiểm.
– Phụ nữ mới mang thai nên chú ý tới tư thế ngồi, không nên ngồi xổm và không nên cúi lưng khi ngồi.
– Mẹ bầu cũng không nên đứng làm việc quá nhiều. Nếu công việc yêu cầu phải đứng, hãy tranh thủ đi lại và dành thời gian nghỉ ngơi 30 phút/lần. Việc đứng quá nhiều sẽ khiến mẹ bầu mệt mỏi.
– Hạn chế việc làm đẹp: sơn móng tay, nhuộm tóc hoặc tẩy trắng răng.
Có thai không nên ăn gì và làm gì để tránh những rủi ro sảy thai, thai bị dị tật là thắc mắc phổ biến, nhất là trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất khi thai nhi mới hình thành và bắt đầu phát triển. Hy vọng bài viết cung cấp thông tin hữu ích đến các mẹ bầu, đặc biệt đến những chị em mới lần đầu làm mẹ.
Theo Dinhduong.online tổng hợp