Tình trạng gan nhiễm mỡ hiện nay có xu hướng tăng cao, với con số chiếm tỷ lệ lên đến 20 – 30% dân số cả nước. Căn bệnh này thường bắt nguồn từ chế độ ăn uống không khoa học, ăn quá nhiều chất béo và tinh bột. Do đó, người bệnh gan nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng gì để mau chóng khỏi bệnh là câu hỏi được đặt ra lúc này.
1. Gan nhiễm mỡ là như thế nào?
Tình trạng chất béo trong gan vượt quá 5% trọng lượng của gan là dấu hiệu rõ rệt để nhận biết gan nhiễm mỡ. Thông thường, gan nhiễm mỡ được chia làm 2 loại chính:
- Gan nhiễm mỡ do rượu bia, các chất cồn tác động đến gan.
- Gan nhiễm mỡ không do rượu bia, mà đến từ hội chứng rối loạn chuyển hóa như béo phì, tiểu đường, tăng lipid máu, đề kháng insulin…).
Nhiều nghiên cứu cho thấy có đến 90% người thường xuyên sử dụng rượu bia bị gan nhiễm mỡ, còn đối với người béo phì tỷ lệ này chiếm 95%. Quan ngại hơn cả, gan nhiễm mỡ là căn bệnh diễn ra âm thầm trong cơ thể, ít có dấu hiệu bộc phát rõ ràng để dễ nhận biết. Hầu hết, bệnh được phát hiện thông qua một số dấu hiệu như chán ăn, mệt mỏi, da vàng vọt, cơ thể khó chịu, hay buồn nôn,… Nếu không được phát hiện kịp thời, bệnh có thể phát triển thành các bệnh lý nặng nề khác như viêm gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan.
2. 4 nguyên tắc cần lưu ý để cải thiện gan nhiễm mỡ
– Thực hiện chế độ ăn ít carbohydrate: Khi cơ thể tiêu thụ quá nhiều lượng carbohydrate sẽ vô tình tạo áp lực cho gan, gan phải hoạt động nhiều để chuyển hóa carbohydrate dư thừa thành chất béo gây tích tụ mỡ trong gan. Do đó, bạn cần hạn chế sử dụng các thực phẩm thuộc nhóm tinh bột như khoai lang, ngũ cốc thô, lúa mì…
Chế độ ăn uống của bạn sẽ góp phần đẩy lùi tình trạng gan nhiễm mỡ
– Bổ sung protein vào mỗi bữa ăn: Việc tiêu thụ protein có trong mỗi bữa ăn giúp giữ cho lượng đường trong máu luôn được ổn định đồng thời giúp cơ thể giảm các cơn thèm ăn hiệu quả.
– Ăn đúng lượng chất béo cần thiết: Lượng chất béo và cholesterol trung bình một người cần trong ngày chiếm khoảng 25% tổng trọng lượng. Vì vậy, bạn nên kiểm soát hiệu quả những thức ăn đưa vào cơ thể để phòng ngừa và điều trị gan nhiễm mỡ.
– Tránh các bữa ăn có kích cỡ lớn: Bạn không nên ăn quá no trong một bữa vì điều này sẽ làm quá tải đường tiêu hóa và gây căng thẳng quá mức cho gan khi phải hoạt động chuyển đổi lượng dinh dưỡng dư thừa. Bên cạnh đó, ăn quá nhiều có thể làm dạ dày trào ngược, đầy hơi và ợ nóng.
3. Thực phẩm người bệnh gan nhiễm mỡ nên ăn
Thực phẩm chứa chất béo tốt
Việc tiêu thụ lượng chất béo không bão hòa đơn và đa rất tốt cho cơ thể người bệnh gan nhiễm mỡ.
- Chất béo không bão hòa đa: Đây là một loại chất béo tốt cho cơ thể, giữ vai trò cân bằng nồng độ đường máu, insulin, bảo vệ sức khỏe tim mạch, tăng cường trí nhớ. Bạn có thể bổ sung lượng chất béo này qua cá hồi, hạt lanh, quả óc chó, dầu thực vật…
- Chất béo không bão hòa đơn: Chất béo này có nhiều dưỡng chất tốt nhất cho cơ thể, giúp kháng viêm, giảm nồng độ cholesterol xấu và tăng nồng độ cholesterol tốt thường được tìm thấy nhiều trong quả hạch, bơ, dầu ô liu, các loại hạt và rau xanh.
Thực phẩm cung cấp nhiều vitamin, chất chống oxy hóa
Các nhóm vitamin E, D, C, B3 có thể giúp phòng ngừa và hạn chế tổn thương gan do mỡ thừa tích tụ cực tốt:
- Vitamin B3: Nhờ hoạt động làm giảm chất béo trung tính trong máu nên vitamin này có khả năng chống lại gan nhiễm mỡ. Trong đó ức gà, nấm, đậu xanh, đậu phộng là các thực phẩm chứa nhiều vitamin B3.
- Vitamin C: Là chất chống oxy hóa mạnh thường kết hợp với vitamin E hỗ trợ điều trị an toàn cho gan nhiễm mỡ. Vitamin C có nhiều trong quả ổi, ớt chuông, súp lơ, đu đủ, cải xoăn…
- Vitamin D: Vitamin này có vai trò quan trọng trong cơ thể, nếu người bệnh thiếu vitamin D có thể khiến các bệnh về gan nặng hơn. Do đó, cần bổ sung đầy đủ vitamin D từ sữa, các chế phẩm từ sữa và tắm nắng mặt trời trước 9h sáng và sau 4h chiều.
- Vitamin E: Chất chống oxy hóa này có khả năng làm giảm chất béo trong máu, giảm cân, giảm viêm gan hiệu quả. Để cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ bạn có thể bổ sung vitamin E thông qua chanh, dâu, táo, lê…
Thực phẩm chứa nhiều chất xơ
Tăng lượng chất xơ trong khẩu phần ăn hằng ngày không chỉ giúp cơ thể kiểm soát lượng đường trong máu và cholesterol mà còn giúp phòng ngừa và điều trị bệnh gan nhiễm mỡ. Có 2 loại chất xơ là chất xơ hòa tan (có nhiều trong rau, trái cây, đậu nành,…) và chất xơ không hòa tan (có trong các loại ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì, yến mạch).
4. Người bị gan nhiễm mỡ kiêng ăn gì?
Ngoài việc bổ sung các loại thực phẩm tốt giúp phòng ngừa và điều trị gan nhiễm mỡ, bạn cần hạn chế 4 nhóm thực phẩm sau:
Thực phẩm chứa nhiều chất béo, cholesterol
Những thức ăn chứa hàm lượng chất béo và cholesterol cao như mỡ động vật (lợn, bò, gà, vịt), nội tạng động vật, lòng đỏ trứng… sẽ không tốt cho gan. Do gan không thể bài tiết hay tiêu thụ lượng mỡ quá nhiều dẫn đến tích tụ mỡ trong gan.
Thực phẩm nhiều tinh bột
Các loại tinh bột bao gồm cơm, phở, bún, bánh mì khi dung nạp quá nhiều chất bột đường này sẽ làm tăng vận chuyển carbohydrate đến gan. Theo đó, hiện tượng đường phân ở gan sẽ làm gia tăng axit béo gây nên tình trạng gan nhiễm mỡ.
Các loại thực phẩm đóng hộp chứa hàm lượng natri cao hoặc nhiều đường cũng sẽ làm tăng lượng chất béo trong máu và gan
Thực phẩm cay nóng
Những loại gia vị cay nóng thông thường như gừng, tiêu, tỏi, ớt luôn nằm trong danh sách kiêng cữ của người mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Vì những loại đồ ăn chứa gia vị cay nóng sẽ làm suy giảm chức năng gan, khiến gan không thể bài tiết chất béo, làm chúng tồn đọng dẫn đến tình trạng nặng hơn.
Các chất kích thích như rượu bia, đồ uống có cồn
Rượu, bia, thuốc lá sẽ được hấp thụ trực tiếp vào trong máu vì vậy gan phải hoạt động nhiều hơn để lọc thải các chất độc hại này. Nguyên nhân là do các chất này dễ dàng làm tổn thương gan, gây viêm và khiến cho hệ miễn dịch bị suy giảm. Nếu tiếp tục sử dụng các loại đồ uống này thì không chỉ tích tụ mỡ trong gan mà còn phá hủy mô gan, lâu dần dẫn tới xơ gan, thậm chí ung thư gan.
5. Các phương pháp chẩn đoán bệnh gan nhiễm mỡ
Để phát hiện càng sớm càng tốt bệnh gan nhiễm mỡ, người bệnh cần phải đến cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám lâm sàng qua các phương pháp chẩn đoán sau đây:tiến hành một số xét nghiệm máu và men gan, cụ thể:
– Chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ để thấy hình ảnh gan nhiễm mỡ và đánh giá được tổng quan chức năng gan và các tổn thương khác ở gan.
– Xét nghiệm máu: Việc này sẽ đánh giá được sự thay đổi của men gan tăng như thế nào, từ đó tìm ra nguyên nhân gây tổn thương gan.
– Sinh thiết gan: Với cách chẩn đoán này, bác sĩ có thể xác định nguyên nhân gan nhiễm mỡ một cách rõ ràng bằng cách tiến hành gây tê, sử dụng kim sinh thiết lấy ra một mảnh tổ chức gan để kiểm tra tế bào học.
Gan nhiễm mỡ là bệnh lý khá nguy hiểm, vì vậy để phát hiện bệnh càng sớm càng tốt bạn nên thực hiện tầm soát bệnh gan theo định kỳ. Hoặc ngay khi cảm thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường nào cần phải tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.