Vào những ngày nắng nóng, thời tiết thay đổi đột ngột khiến lưu lượng máu lên não không điều độ gây ra chứng đau đầu chóng mặt từ nhẹ đến dữ dội. Đặc biệt là những người già, phụ nữ, người có huyết áp thấp thường xuyên gặp phải tình trạng này.
Nguyên nhân gây đau đầu chóng mặt
Mùa hè chính là thời điểm thuận lợi dẫn đến rối loạn chức năng tiền đình, rối loạn tuần hoàn não, suy nhược thần kinh, cao huyết áp, viêm xoang… gây nên đau đầu, chóng mặt. Cơn đau phát sinh là do sự co thắt của các lớp cơ bao bọc quanh hộp sọ, khi các cơ này bị co thắt bất thường do căng thẳng tâm lý hay do thay đổi thời tiết sẽ gây nên cơ đau đầu. Cơn đau càng trở nên trầm trọng khi bạn di chuyển ở những nơi thay đổi nhiệt độ đột ngột, ví dụ vừa đi ngoài trời nóng lại vội đi vào phòng có máy lạnh, điều hòa.
Ngoài ra theo bác sĩ, đau đầu còn do nguyên nhân cơ thể mất nước bởi nắng nóng. Không kịp bổ sung nước sẽ làm kết cấu não bị ảnh hưởng, thiếu dưỡng khí, tinh thần mệt mỏi và dễ đau đầu.
Theo kinh nghiệm dân gian của những người dân thuộc vùng Diễn Châu, Nghệ An và một số địa phương thuộc miền Nam, công dụng của cây xấu hổ được biết đến như bài thuốc chữa đau nhức xương khớp hiệu quả. Cây xấu hổ là gì? Cây xấu hổ…
Nên ăn gì, uống gì?
Sau đây là một số thực phẩm và đồ uống thanh nhiệt, bổ mát có thể giúp xoa dịu được cơn đau đầu, hoa mắt, chóng mặt ngay.
Dưa hấu: Với vị ngọt và tính mát, bạn có thể ăn tươi hoặc ép nước uống. Dưa hấu có tác dụng chữa nội nhiệt đau đầu chóng mặt, đái tháo đường, tăng huyết áp, ngoại cảm, nội thương nóng sốt dùng đều tốt.
Đậu đen: Thường được dùng để nấu cháo, nấu chè, hầm ăn. Trong Đông y, loại đậu này có thể chữa chứng âm hư hỏa vượng đau đầu chóng mặt, ù tai, khó ngủ, nóng sốt nhức mỏi đều tốt.
Đậu xanh: Cũng có vị ngọt mát, đậu xanh thường được nấu cháo, nấu chè ăn. Đậu xanh chữa ngoại cảm nội thương nóng sốt đau đầu chóng mặt, mệt mỏi, mụn nhọt miệng khô khát ăn đều tốt. Nước mía vắt chanh là thức uống tuyệt vời ngày hè, trị đau đầu mệt mỏi, cảm sốt, nôn khan…
Giá đậu xanh: Rất tốt trong việc chữa chứng đau đầu chóng mặt, mệt mỏi, cảm sốt, ho đau họng, đau lưng, đau đầu, tiêu chảy do nhiệt dùng đều tốt. Nếu thường xuyên bị đau đầu chóng mặt, bạn nên xay giá đậu ép nước uống hoặc ăn sống, nấu canh chua với cá, ngao sò…
Rau má: Tuy có vị hơi đắng nhưng rau má có tính mát, có thể chữa đau đầu, đau họng, ho khan, mụn nhọt, cảm nóng sốt rất tốt. Hãy xay rau má lấy nước uống hoặc nấu cùng với canh.
Rau má từng được xem là “rau dại” bình dân sau hè nhà nhưng những giá trị dinh dưỡng rau má mang lại vô cùng quý giá. Không chỉ là loại rau thông dụng để chế biến thành món ăn, thức uống bổ dưỡng mà rau má còn là loại thảo…
Rau càng cua: Có vị cay mát, dùng để ăn tươi, ăn lẩu, bóp dấm, xay nước uống đều hợp. Chữa cảm sốt đau đầu chóng mặt, chứng mụn nhọt, đau họng, nhức mỏi người do âm huyết hư hỏa thịnh dùng đều tốt.
Bí đao: Có vị ngọt mát, rất dễ ăn, thường xuất hiện trong các món luộc, xào, nấu canh hoặc nước ép. Chữa các chứng đau đầu chóng mặt, nắng nóng mệt mỏi da khô nám, tâm nóng khó ngủ, các chứng liên quan đến âm hư nội nhiệt ăn đều tốt.
Mướp đắng (khổ qua): Thường được nấu canh, xào ăn hoặc xay lấy nước ép. Chữa đau đầu chóng mặt, đái tháo đường, tăng huyết áp, mụn nhọt và các chứng nội nhiệt.
Bí đỏ: Vị ngọt, tính bình, có tác dụng chữa người gầy yếu, đau đầu chóng mặt, miệng khô, mắt yếu, hỗ trợ hồi phục sức khỏe sau ốm.
Quả cam: Vị ngọt, tính hàn, ăn cam tươi hoặc ép nước uống. Quả cam rất nhiều vitamin C giúp tăng sức đề kháng, phòng ngừa nhiều bệnh, chữa chứng mệt mỏi, miệng khô khát như có lửa đốt, tâm phiền khó ngủ dùng đều tốt.
Nước mía: Vị ngọt mát, chữa nắng nóng hay đau đầu chóng mặt mệt mỏi, cảm sốt, ói khan và các chứng âm huyết hư hỏa vượng nóng nảy bứt rứt khó ngủ dùng đều tốt.
Uống nhiều nước lọc: Để tránh tình trạng mất nước, bạn nên uống khoảng 1/2 – 1 cốc nước mỗi giờ (cốc khoảng 230-250ml) nhằm điều hòa cơ thể hiệu quả.
Nước chanh: Khi có hiện tượng chóng mặt, đau đầu, bạn có thể pha cho mình một ly chanh lạnh hoặc ấm để uống ngay! Chanh chứa nhiều vitamin C giúp bạn tỉnh táo và khỏe khoắn.
Cắt cơn đau đầu bằng những cách khác
– Thư giãn và thở thật sâu là phương pháp cần làm ngay khi mất thăng bằng, choáng váng. Thở sâu giúp cung cấp đủ lượng oxy lên não để giúp bạn tỉnh táo trở lại.
– Dùng dầu xoa bóp hoặc một số dầu mang hương thơm thực vật massage nhẹ ở đầu.
– Hãy chợp mắt một chút, nằm nghe nhạc và không nghĩ ngơi gì cả. Tuy nhiên, tránh nằm ì ì sẽ trệ khí sinh nặng người.
– Để tránh đau đầu, có thể cắt gọt táo và rắc một chút muối để ăn buổi sáng.
– Khi cảm thấy ngột ngạt ở chỗ đông người, hãy mau chóng tìm nơi thoáng khí, uống một cốc nước và nếu có thể hãy ngửi mùi chanh tươi sẽ nhanh lấy lại cân bằng.
Theo Dinhduong.online tổng hợp