Bà bầu siêu âm nhiều có tốt không?

Bà bầu siêu âm nhiều có tốt không?

Vì quá nôn nóng muốn theo dõi sát sao tình hình phát triển của thai nhi nên nhiều bà bầu đã lạm dụng chuyện siêu âm thai. Từ đó nảy sinh ra vấn đề bà bầu siêu âm nhiều có tốt không? Theo những nghiên cứu mới đây, siêu âm (đặc biệt siêu âm màu) không an toàn 100%, nếu không hạn chế cường độ tiếp xúc sẽ gây tổn thương nghiêm trọng đến não của thai nhi

Bạn đang đọc: Bà bầu siêu âm nhiều có tốt không?

Tầm quan trọng của việc siêu âm thai

Vì siêu âm giúp mình biết: mình có mấy thai, bé có phát triển đúng tuổi thai hay không (có nhỏ quá hay to quá so với tuổi thai không), có bất thường gì ở mặt, mũi, tay, chân, hay tim, gan, phổi không, bánh nhau có ở vị trí bình thường không…? Ngoài ra còn biết được giới tính em bé và biết được em bé có bị bất thường sinh dục bẩm sinh không. Bác sĩ sẽ luôn khảo sát xem có tinh hoàn không, có bị dị tật sinh dục không, còn khẳng định 100% giới tính thì không thể. Đôi khi biểu hiện cơ quan sinh dục ngoài là nam, nhưng nhiễm sắc thể lại là nữ. Tuy hiếm xảy ra nhưng phải ví dụ vậy để các mẹ đừng hỏi “chắc chắn 100% không bác sĩ?”

Bà bầu siêu âm nhiều có tốt không
Siêu âm trong thời gian mang thai giúp mẹ biết được bé có đang phát triển bình thường hay không

Đây là những câu hỏi mẹ cần hỏi bác sĩ khi đi siêu âm:

– Con tôi có phát triển đúng tuổi thai không?

– Con tôi có gì bất thường về hình dạng không? Cái đó có nghiêm trọng không?

– Nước ối như vậy có gọi là bình thường không?

– Bánh nhau có bất thường không?

Bà bầu siêu âm nhiều có tốt không?
Chế độ dinh dưỡng khi mang thai mẹ bầu cần biết

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khi mang thai khoa học và hợp lý là yếu tố quyết định đến sự phát triển của thai nhi, góp phần giúp bé khỏe mạnh và thông minh. Ăn gì giúp thai nhi phòng tránh dị ứng? Tăng cân khi mang thai thế nào là…

Thực hư chuyện bà bầu siêu âm nhiều có tốt không?

Theo nghiên cứu gần đây nhất của các nhà khoa học Thụy Điển, việc các bà mẹ khi mang thai lạm dụng chuyện siêu âm có thể gây tổn thương đến não bộ của thai nhi. Theo đó, não bé trai có nguy cơ tổn thương nhiều hơn, để lại dị tật lâu hơn so với bé gái.

Các chuyên gia và nhà khoa học khuyến cáo rằng phụ nữ mang thai chỉ nên siêu âm theo chỉ định của bác sĩ và tuyệt đối không nên siêu âm vào những tuần đầu tiên của thai kỳ, trừ khi bạn có dấu hiệu bị chửa ngoài dạ con.

Nguyên do của chuyện cấm kỵ siêu âm ở những tuần đầu thai kỳ: Việc chiếu liên tục của máy siêu âm trong vòng 1 phút sẽ làm tăng thân nhiệt của người mẹ lên khoảng 1-5 độ C. Chỉ cần quá 1 phút, thân nhiệt mẹ tăng 5 độ C sẽ gây những tổn thương nghiêm trọng ở não và thành mạch máu của thai nhi.

Cần làm gì để giảm số lần siêu âm trong thai kỳ

Siêu âm không an toàn 100%, đặc biệt là siêu âm màu. Sự tổn hại do siêu âm có thể là sinh lý như cân nặng, chiều cao, phát triển não bộ… và cũng có thể là tâm lý. Chính vì vậy, phụ nữ mang thai nên giảm số lần siêu âm bằng cách tự mình nhận thức được tác hại của siêu âm, kiên nhẫn chờ đợi đến ngày khám thai và không thực hiện siêu âm lưu niệm.

Cụ thể, chỉ siêu âm khi có chỉ định y khoa, tức là chỉ khi có vấn đề nghi ngờ, chứ không phải là một việc tầm soát thông thường để xác định giới tính của em bé hoặc kiểm tra về sự phát triển của nó; hạn chế thấp nhất tổng thời gian phơi sáng (thời gian siêu âm) bằng cách chọn bác sĩ sản khoa có kỹ năng và hiểu biết.

Hạn chế cường độ tiếp xúc, nghĩa là tránh siêu âm màu, nhất là trong 3 tháng đầu do việc chiếu liên tục của máy siêu âm trong vòng 1 phút sẽ làm tăng thân nhiệt của người mẹ lên khoảng 1-5 độ C sẽ gây những tổn thương nghiêm trọng ở não và thành mạch máu của thai nhi.

Tìm hiểu thêm: Giảm ngay 8kg với thực đơn ăn chuối giảm cân bí mật

Bà bầu siêu âm nhiều có tốt không
Khi được siêu âm, bác sĩ sẽ bôi một ít gel đặc biệt lên bụng

Nên hạn chế siêu âm trong những trường hợp sau:

– Siêu âm chỉ để khảo sát giới tính.

– Siêu âm chỉ để ghi nhận hình ảnh hay video của bé để “cho vui”

– Siêu âm mỗi tuần để biết bé có lên cân hay không vì mẹ không lên cân.

Lịch khám thai định kỳ và những xét nghiệm quan trọng

Khi mang thai, sức khỏe của người mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, các chị em cần quan tâm và nắm rõ lịch khám thai định kỳ để phòng ngừa trước những vấn đề ảnh hưởng sức khỏe của mẹ và con.…

Nên siêu âm bao nhiêu lần trong thai kỳ là đủ?

Thông thường, với thai kỳ khỏe mạnh và bình thường, 3 thời điểm siêu âm quan trọng là vào tuần thai thứ 12-14, tuần thai thứ 22-24 và tuần thai thứ 32-34. 3 lần siêu âm là số lần tối thiểu bà bầu nên thực hiện trong suốt quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày của mình. Trừ khi bác sĩ phát hiện những dấu hiệu bất thường, lúc đó con số này có thể tăng lên. Theo đó, chi tiết 3 mốc siêu âm quan trọng là như sau:

– Siêu âm tuần 12-14: Xác định tuổi thai, số lượng thai đơn hay thai đôi, đoán ngày dự sinh,… Buổi siêu âm này cực cần thiết đối với những mẹ bầu không nhớ rõ ngày kinh cuối hoặc có kinh nguyệt không đều. Trong lần này, bác sĩ sẽ đo độ mờ da gáy để dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể cũng như những bất thường khác ở thai nhi.

– Siêu âm tuần 22-24: Kiểm tra hình thể thai nhi nhằm phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường về nhau thai, nước ối. Trong lần này, bác sĩ cũng tiến hành tầm soát các dị tật bẩm sinh ở thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan nội tạng.

– Siêu âm tuần 32-34: Phát hiện một số bất thường xảy ra muộn ở tim, mạch máu và não… của thai nhi, đồng thời chẩn đoán cân nặng thai nhi, ngôi thai, nhau thai, dây rốn, nước ối… để tiên lượng cho quá trình chuyển dạ diễn ra sắp tới.

Theo Dinhduong.online tổng hợp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *