Nếu bạn đang nghĩ bà bầu ăn mít có hại cho thai nhi thì bạn đã hoàn toàn sai. Ngược với suy nghĩ của nhiều người, bà bầu ăn mít chẳng những không gây nóng mà còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ bầu và góp phần hỗ trợ quá trình phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, đó là khi bầu ăn uống đúng cách
Bạn đang đọc: Bà bầu ăn mít: Lợi bất cập hại?
Bà bầu có thể ăn hồng xiêm nhưng cần chú ý một số vấn đề quan trọng, nếu không có thể làm hại thai nhi. Miền Bắc gọi là hồng xiêm, bà con miền Nam gọi là quả sa-pô-chê. Hồng xiêm đang vào mùa, giá “hạt dẻ” là cơ hội…
Có một “ngoại hình” không bắt mắt, nhưng theo các chuyên gia, giá trị dinh dưỡng mà quả mít mang lại vô cùng to lớn, nhất là với các mẹ bầu. Đây cũng là một trong số ít những loại trái cây có hàm lượng vitamin nhóm B khá cao, bao gồm vitamin B6, niacin, riboflavin, và axít folic. Không dừng lại ở đó, bà bầu ăn mít còn mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe mẹ và bé. Đừng bỏ qua mẹ nhé!
Xem nhanh
1/ Củng cố hệ miễn dịch
Chứa hàm lượng vitamin C dồi dào, ăn mít sẽ góp phần tăng cường “bức tường” miễn dịch, giúp cơ thể ngăn ngừa sự tấn công của các loại vi-rút, vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời, đây cũng là một biện pháp “ngọt ngào” giúp bảo vệ mẹ bầu khỏi những căn bệnh thông thường.
2/ Tăng cường hoạt động tiêu hóa
Hàm lượng chất xơ trong mít có thể đáp ứng được 11% nhu cầu chất xơ hàng ngày của cơ thể, giúp ngăn ngừa táo bón và hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa bình thường của cơ thể. Ngoài ra, loại chất xơ này cũng có tác dụng loại bỏ màng nhầy bám ở ruột, ngăn ngừa viêm loét dạ dày và nguy cơ ung thư đại tràng.
3/ Tốt cho bà bầu cao huyết áp
Trung bình cứ 100 g mít sẽ cung cấp khoảng 303 milligram kali, có tác dụng làm giảm mức huyết áp của cơ thể. Vì vậy, thường xuyên tiêu thụ mít là cách đơn giản giúp mẹ bầu duy trì mức huyết áp trong tầm kiểm soát, nhất là những mẹ có tiền sử cao huyết áp. Ngoài ra, bà bầu ăn mít cũng giúp ngăn ngừa bệnh tim và hạn chế nguy cơ bị đột quỵ.
4/ Bảo vệ mắt và da
Với hàm lượng vitamin A dồi dào, bà bầu ăn mít không chỉ giúp ngăn ngừa các bệnh về mắt mà còn có tác dụng hỗ trợ quá trình phát triển của tim, gan, phổi, thận, mắt, xương và hệ thần kinh trung ương của thai nhi.
5/ Giảm nguy cơ rối loạn tuyến giáp
Sự gia tăng của hoóc-môn hCG trong thời gian mang thai sẽ làm ảnh hưởng đến lượng hormone tuyến giáp trong máu, làm tăng nguy cơ rối loạn tuyến giáp. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, rối loạn tuyến giáp có thể gây nguy hiểm cho cả bạn và bé. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, thường xuyên ăn mít sẽ giúp duy trì những chức năng bình thường của tuyến giáp, giúp ngăn ngừa các vấn đề về tuyến giáp ở phụ nữ.
6/ Giúp xương chắc khỏe
Không chỉ giàu canxi, mít còn cung cấp cho cơ thể một lượng magie phong phú, giúp hỗ trợ việc hấp thụ canxi của cơ thể. Vì vậy, nếu muốn bổ sung canxi và ngăn ngừa bệnh loãng xương khi lớn tuổi, chịu khó “măm măm” mít nhiều hơn bầu nhé!
7/ Ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, thường xuyên ăn mít có thể giúp mẹ bầu ngăn ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt, bởi mít cũng là một trong những nguồn cung cấp sắt dồi dào. Tuy nhiên, so với lượng sắt từ động vật, sắt từ thực vật ít và khó hấp thu hơn hẳn.
Dứa là một loại quả khá phổ biến và tràn lan vào những ngày hè tại tất cả các chợ và khiến nhiều người phải phát thèm. Đặc biệt là các bà bầu, những câu hỏi được đặt ra nhiều nhất là ăn dứa có tốt cho người đang mang…
Bà bầu ăn mít như thế nào mới đúng?
Từ trước tới nay, nhiều bà bầu sợ ăn mít, ăn xoài, ăn nhãn khi mang thai vì sợ bị nóng, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, theo ý kiến của các bác sĩ, hầu hết những loại trái cây được “gắn mác” nóng trong người đều là những loại có hàm lượng đường cao, nên có thể gây cảm giác nóng sau khi ăn, nhất là đối với những mẹ bầu bị thừa cân béo phì hoặc tiểu đường thai kỳ.
Mặc dù vậy, những loại quả này vẫn chứa một lượng chất xơ, vitamin và nhiều loại khoáng chất có lợi, nên bầu vẫn có thể ăn một lượng vừa phải, khoảng từ 80 – 100 g là vừa đủ để tận dụng những lợi ích trái cây mang lại nhưng không gây hại cho cơ thể.
Đặc biệt, những mẹ bầu bị dị ứng với mít hoặc có bị rối loạn đông máu không nên ăn mít vì có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Bảng thành phần dinh dưỡng trong 100 gram mít
Năng lượng | 95 kcal |
Carbonhydrate | 23 g |
Đường | 19,08 g |
Chất xơ | 1,5 g |
Chất béo | 0,64 g |
Protein | 1,72 g |
Vitamin A | 5 mcg |
Vitamin B1 | 0,105 mg |
Vitamin B2 | 0,055 mg |
Vitamin B3 | 0,92 mg |
Vitamin B5 | 0,235 mg |
Vitamin B6 | 0,329 mg |
Vitamin B9 | 24 mcg |
Vitamin C | 13,8 mg |
Vitamin E | 0,34 mg |
Canxi | 24 mg |
Magiê | 28 mg |
Sắt | 0,23 mg |
Kẽm | 0,13 mg |
Phốt-pho | 21 mg |
Các mẹ có biết bà bầu ăn nhãn có thể khiến thai phụ sinh non hoặc sảy thai ? Nhãn là loại quả giàu dinh dưỡng nhưng lại cực kì kỵ với bà bầu. Cùng Dinh Dưỡng Online tìm hiểu về việc bà bầu ăn nhãn dưới đây nhé! Theo PGS.TS.…