Ăn dặm là bước ngoặt đánh dấu giai đoạn phát triển mới của trẻ, có ảnh hưởng lớn đến thói quen ăn uống sau này. Vì vậy, bố mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức và hiểu biết để tập cho bé ăn dặm đúng cách từ những bước đầu tiên. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn đầy đủ về ăn dặm theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia. Mời bố mẹ cùng theo dõi nhé!
1. Cho bé ăn dặm đúng cách như thế nào mới chuẩn?
1.1. Ăn dặm đúng thời điểm
Thời điểm ăn dặm thích hợp nhất là khi bé đã tròn 6 tháng tuổi, vì lúc này hệ tiêu hóa của bé mới phát triển tương đối hoàn chỉnh để có thể hấp thu những thực phẩm đặc và phức tạp hơn sữa mẹ hoặc sữa công thức. Chính vì thế, mẹ đừng vội vàng cho bé ăn dặm quá sớm mà hãy để bé có thời gian phát triển hệ tiêu hóa cũng như khả năng phản xạ nhai, nuốt.
1.2. Ăn dặm theo 3 nguyên tắc “vàng”
Cho bé ăn dặm đúng cách theo 3 nguyên tắc “vàng” giúp hệ tiêu hóa non nớt của bé thích nghi dần với thức ăn thô và hấp thu tốt hơn
- Ăn từ ít đến nhiều: Cho bé ăn dặm đúng cách nên tập bé ăn từng chút một. Theo đó, tuần đầu nên mẹ cho bé làm quen bằng 1 – 2 muỗng bột loãng, sau đó tăng lên ⅓ chén, rồi đến nửa chén… Nguyên tắc ăn dặm tăng dần lượng ăn này giúp dạ dày và hệ tiêu hóa của trẻ có thời gian làm quen và thích nghi với một loại thức ăn mới không phải sữa mẹ.
- Ăn từ loãng đến đặc: Để dạ dày bé làm quen với thức ăn thô, mẹ hãy bắt đầu cho trẻ ăn bột loãng từ 2 – 3 ngày, sau đó tăng dần độ đặc lên từ bột đến cháo rây, cháo nguyên hạt, cơm nát…
- Ăn từ ngọt đến mặn: Loại thức ăn duy nhất của bé trong 6 tháng đầu đời là sữa mẹ. Vì thế, đối với những ngày đầu bé ăn dặm, mẹ nên giúp “bộ máy” tiêu hóa của bé thích nghi dần bằng các món có vị ngọt, chẳng hạn như bột ngũ cốc gạo sữa. Sau đó, mẹ có thể cho bé chuyển sang các loại bột có vị mặn như thịt, cá…
Ăn dặm là bước ngoặt đánh dấu giai đoạn phát triển mới của trẻ, có ảnh hưởng lớn đến thói quen ăn uống sau này. Vì vậy, bố mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức và hiểu biết để tập cho bé ăn dặm đúng cách từ những…
TOP 9 bột ăn dặm tốt nhất cho bé hiện nay mẹ nên biết”]
1.3. Cho bé ăn dặm đúng cách từ một nhóm thực phẩm đến nhiều nhóm thực phẩm
Để đảm bảo bữa ăn của bé luôn đầy đủ chất dinh dưỡng, mẹ nên kết hợp 4 nhóm thực phẩm sau theo tỷ lệ hợp lý:
- Nhóm cung cấp bột đường: Gạo, khoai, yến mạch là nhóm thực phẩm cung cấp năng lượng hàng ngày cho bé vô cùng hiệu quả. Nổi bật trong đó là yến mạch – sở hữu nguồn chất xơ tiêu hóa tự nhiên dồi dào, giàu năng lượng, ít gây dị ứng.
- Nhóm chất đạm: Thịt nạc (lợn, gà), lòng đỏ trứng là những thực phẩm giàu đạm dễ tiêu khuyến nghị dùng cho trẻ khi mới bắt đầu tập ăn dặm. Song song đó, mẹ có thể kết hợp cùng đạm thực vật (các loại đậu, hạt…) để giúp bé phát triển cân đối, khỏe mạnh.
- Nhóm chất béo: Mẹ có thể kết hợp dầu gấc, dầu oliu khi chuẩn bị bữa ăn, hoặc cho bé dùng thêm phô mai, bơ… để chất béo trong thực phẩm cung cấp năng lượng tối ưu, giúp việc hấp thu các vitamin A, D, E, K vào cơ thể hiệu quả hơn.
- Nhóm chất xơ và vitamin: Trái cây và rau củ là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất hàng đầu, hỗ trợ hệ tiêu hóa và tăng hệ miễn dịch của trẻ nhỏ.
1.4. Ăn dặm đúng kiểu
- Ăn dặm truyền thống: Đây là phương pháp ăn dặm với chén bột đủ thành phần dinh dưỡng. Ưu điểm của kiểu ăn dặm truyền thống là thuận tiện, cung cấp đủ chất cho trẻ trong một bữa ăn.
- Ăn dặm tự chỉ huy: Thức ăn sẽ được mẹ thái lát mỏng, sau đó bày lên khay đựng thức ăn sạch và cho bé tự lấy thức ăn bằng tay.
- Ăn dặm kiểu Nhật: Phương pháp này khá cầu kì và tốn nhiều thời gian. Theo đó, mẹ sẽ nấu thức ăn đủ 4 nhóm thành phần dinh dưỡng, song không hòa trộn chung vào một chén mà chia ra thành một chén nhỏ riêng. Trẻ sẽ được nếm riêng từng loại để cảm nhận mùi vị và không bị ngán trong bữa ăn.
Những món ăn được chế biến chia thành từng ô nhỏ để trẻ nêm nếm và cảm nhận
2. Thực đơn ăn dặm theo mỗi giai đoạn tuổi mẹ nên biết
– Thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 6 – 12 tháng
- Trẻ từ 6 – 8 tháng tuổi: Ở giai đoạn này, trẻ đang tập ăn, vì thế nên cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm và dễ tiêu như các loại bột dinh dưỡng mịn.
- Trẻ từ 9 – 11 tháng: Khi trẻ được 9-10 tháng tuổi, con đã quen dần với ăn dặm, cháo có độ đặc hơn sẽ phù hợp cho trẻ. Mẹ có thể nấu cháo cùng nước hầm xương, thêm trứng, thịt, cá, rau củ,…
– Thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 12 – 23 tháng
Lúc này, trẻ có thể ăn đa dạng các loại thức ăn và ăn 4 bữa/ngày. Trong một bữa cần cho trẻ ăn đầy đủ tinh bột; trứng hoặc thịt, cá; rau và dầu mỡ.
– Thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 24 – 36 tháng
Giai đoạn này con đã đủ răng (20 răng), nên có thể bắt đầu giai đoạn ăn cơm với các loại thức ăn như người lớn. Tuy nhiên, cần tránh những thức ăn quá cứng và dai, mẹ hãy nấu cơm mềm, dằm nát. Cho trẻ ngồi ăn cơm chung với cả gia đình để trẻ học cách ăn uống, gắp đồ ăn và nhai kỹ thức ăn.
Ngoài 3 – 4 bữa ăn chính mỗi ngày có thể cho trẻ ăn thêm 1 – 2 bữa phụ để đảm bảo cho sự phát triển của trẻ
Thông thường nếu mẹ có đủ sữa thì nên cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Nhưng một số trường hợp mẹ không đủ sữa thì phải cho con ăn dặm sớm. Dưới đây là cách nấu bột cho bé 4-5-6 tháng tuổi cực chuẩn mà mẹ nên…
3. Một số lưu ý khi cho bé ăn dặm đúng cách
Trong quá trình tập ăn dặm cho bé, bố mẹ nên lưu ý đến một số điều dưới đây:
- Thức ăn nên được nấu chín và nghiền nhỏ hoàn toàn.
- Đa dạng các món ăn dặm mỗi ngày, tránh lặp đi lặp lại dễ khiến trẻ cảm thấy nhàm chán, biếng ăn.
- Lập thời gian biểu cho bé ăn uống đúng giờ, đúng bữa.
- Chọn mua những loại thực phẩm tươi ngon, rõ nguồn gốc.
- Tạo hứng thú ăn cho trẻ bằng cách dùng chén, muỗng, yếm có hình thù ngộ nghĩnh.
- Không nêm nếm quá nhiều gia vị, nếu có chỉ cho một xíu muối iot hoặc nước mắm vào trong thức ăn là đủ.
- Vẫn cho trẻ bú sữa mẹ và sữa công thức đầy đủ.
Giai đoạn ăn dặm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của bé. Do đó, bố mẹ nên tập cho bé ăn dặm đúng cách và đảm bảo cân đối 4 nhóm chất dinh dưỡng. Hy vọng rằng với những thông tin được chia sẻ trên đây, bạn có thể tập cho bé ăn một cách dễ dàng mà vẫn đảm bảo con lớn khôn và phát triển tốt nhất.
Nguồn tham khảo:
https://www.friso.com.vn/kinh-nghiem-hay/cho-tre-an-dam-kieu-truyen-thong