Tình trạng thiếu máu gây nên các triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng, suy giảm trí nhớ. Nó ảnh hưởng không ít đến sức khỏe, công việc và cuộc sống. Tuy nhiên nếu biết ăn uống đúng cách, thêm các thực phẩm bổ máu vào thực đơn, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa được chứng bệnh này. Ăn gì bổ máu? Mời bạn cùng tìm hiểu với chúng tôi thông qua bài viết sau đây nhé!
1. Tìm hiểu về tình trạng thiếu máu
Thiếu máu xảy ra khi cơ thể sản xuất ra số lượng tế bào hồng cầu thấp, dẫn đến không đáp ứng được nhu cầu vận chuyển oxy đến các mô của cơ thể. Khi xuất hiện các tình trạng thiếu máu, bạn sẽ gặp các triệu chứng như:
- Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt.
- Kém tập trung.
- Chán ăn, da xanh, niêm mạc nhợt.
- Cảm giác tức ngực, khó thở, đặc biệt là khi vận động mạnh hoặc đi lại nhiều.
- Có cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực.
- Móng tay khô, dễ gãy.
- Tóc khô, dễ rụng.
- Ở nữ giới có thể bị mất kinh.
Nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu máu có thể là do cơ thể thiếu vitamin và khoáng chất (sắt, folate, vitamin B12,…), chảy máu (người bệnh bị xuất huyết tiêu hóa, trĩ, đi tiểu ra máu,…), tan máu (làm tăng phá hủy hồng cầu), hoặc rối loạn tăng sinh máu (do tủy xương giảm sinh hoặc rối loạn sinh các tế bào máu).
2. Thiếu máu nên bổ sung chất gì?
Dưới đây là các chất cần thiết hỗ trợ cơ thể tăng sinh tế bào máu, nhờ đó giảm tình trạng thiếu máu hiệu quả:
- Sắt: Là thành phần quan trọng giúp tủy xương tạo ra huyết sắc tố. Trong trường hợp thiếu sắt, cơ thể không thể sản xuất đủ lượng huyết sắc tố cho các tế bào hồng cầu phát triển. Vì vậy, khi được hỏi làm gì để bổ sung máu, bạn đừng quên ăn, uống các thực phẩm giàu sắt (socola đen, hạt bí ngô, thịt đỏ, bông cải xanh…).
- Folate: Đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất heme – Một thành phần của huyết sắc tố (hemoglobin) giúp vận chuyển oxy trong cơ thể. Nếu bạn bỏ qua việc cung cấp thực phẩm folate (đậu bắp, măng tây, nấm, rau bina…) trong chế độ ăn sẽ dẫn đến giảm lượng huyết sắc tố, từ đó tế bào hồng cầu không thể phát triển được.
- Kẽm: Yếu tố cần thiết giúp một loại enzyme tổng hợp heme của hemoglobin. Vì vậy chế độ ăn thiếu chất kẽm (hàu, trứng, các loại hạt…) sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất hemoglobin, dẫn đến tình trạng thiếu máu.
- Vitamin A: Cũng là một loại vitamin có khả năng hỗ trợ sản xuất hồng cầu. Cho nên, bạn nên chú ý việc bổ sung thêm các thực phẩm chứa nhiều loại vitamin này như cà rốt, khoai lang, rau diếp, đu đủ…
- Vitamin B12: Đây là loại vitamin thiết yếu (cơ thể không thể tự tạo ra) được bổ sung từ chế độ ăn uống hoặc các thực phẩm chức năng. Việc bổ sung đủ vitamin B12 (cá, động vật có vỏ, gan, thịt, trứng, thịt gia cầm…) sẽ giúp phát triển các tế bào hồng cầu khỏe mạnh.
- Vitamin C: Đây là loại vitamin cần thiết cho quá trình hấp thu sắt của cơ thể, có thể bổ sung thông qua các loại trái cây (cam, ổi, nho…) hoặc rau củ (cà chua, rau diếp, dưa chuột, ớt chuông…).
3. Ăn gì bổ máu? TOP 10+ thực phẩm tốt cho máu cho bạn
Cùng tìm hiểu danh sách thực phẩm bổ máu dưới đây để có chế độ ăn lành mạnh cho bản thân, từ đó bạn có thể ngăn ngừa được tình trạng thiếu máu.
3.1 Thịt bò
Thịt bò luôn là ưu tiên số 1 cho câu hỏi “Ăn gì bổ máu?”. Bởi trong các loại thịt động vật thì thịt bò chứa hàm lượng sắt dường như cao nhất. Cứ trong 85mg thịt bò có đến 2,1mg sắt. Mà sắt lại là một thành phần quan trọng của các tế bào hồng cầu mang oxy đi nuôi cơ thể. Vì thế trong chế độ dinh dưỡng của người thiếu máu nên lựa chọn thịt bò thăn. Nó vừa giúp bổ máu lại vừa ít chất béo tốt cho sức khỏe và cân nặng. Gợi ý cho bạn một số món ăn từ thịt bò như thịt bò xào hành tây, thịt bò nộm rau muống, bò xào bắp cải muối chua…
3.2 Gan động vật
Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong việc đưa nội tạng động vật vào danh sách các món ăn bổ dưỡng. Tất nhiên trong số không thể không kể đến gan. Hầu hết các loại gan gà, gan vịt, gan bò đều là thức ăn phổ biến với chúng ta. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng gan còn là một “siêu phẩm” dinh dưỡng bổ máu. Đơn cử như trong 100g gan gà có chứa đến 9mg chất sắt giúp bạn bổ sung lượng hemoglobin cần thiết cho hồng cầu. Vì thế, nếu không biết ăn gì bổ máu nhanh nhất, bạn đừng bỏ qua các món ăn từ gan như pate gan heo, bông hẹ xào gan, gan heo xào chua ngọt…
3.3 Cá hồi
Có bao giờ bạn thắc mắc vì sao cá hồi được xem là một loại “siêu thực phẩm”? Hay khi được hỏi ăn gì bổ máu, các chuyên gia sẽ không bỏ qua cá hồi? Bởi ngoài hàm lượng axit béo omega-3, cá hồi còn chứa một lượng chất sắt dồi dào. Trong 100mg cá hồi có đến 0,7mg sắt. Các nhà khoa học đã chứng minh, ăn cá hồi giúp chúng ta hoàn toàn chủ động phòng ngừa các bệnh lý máu đông, huyết áp và tim mạch. Vậy nên ăn món gì bổ máu từ cá hồi, bạn có thể chế biến các món như cá hồi áp chảo, cháo cá hồi, salad,…
3.4 Đậu phụ
Nếu bạn đang thắc mắc ăn gì bổ máu cho người thiếu máu, đừng bỏ qua các món ăn từ đậu phụ nhé! Theo ước tính, trung bình mỗi ngày nam giới cần 10mg sắt và nữ giới cần 15mg sắt. Trong khi đó cứ 100g đậu phụ chứa đến 5,4mg sắt. Như vậy, chỉ cần lựa chọn một lượng đậu phụ vừa phải và chế biến thành các món như đậu hũ sốt cà chua, đậu hũ chiên chà bông, canh đậu phụ bông hẹ… là có thể cung cấp đầy đủ nhu cầu sắt cần thiết cho cơ thể.
3.5 Đậu lăng
Đậu lăng là một trong những loại đậu khô dễ chế biến và dễ ăn. Loại thực phẩm này được xem là “thân thiện” với người mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp. Đậu lăng giàu chất sắt nhưng lại không hề chứa nhiều chất béo và calo như các loại thịt động vật. Vì vậy, nếu bạn đang loay hoay không biết nên ăn gì bổ máu thì hãy lựa chọn món ngon từ đậu lăng như thịt xào đậu lăng, bí đỏ hầm đậu lăng, cháo gạo lứt đậu lăng…
3.6 Rau má
Rau má có vị đắng, tính mát, giải độc, lợi tiểu, lợi máu, tăng cường trí nhớ. Theo kinh nghiệm dân gian, vào những ngày gần chu kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ thường uống nước rau má. Các nhà khoa học cho rằng rau má có cấu trúc phân tử tương tự như thành phần hemoglobin của máu người. Uống rau máu giúp gia tăng số lượng hồng cầu và tiểu cầu đáng kể. Vì vậy, nếu không biết làm gì để bổ sung máu, bạn hãy lựa chọn loại thức uống này thường xuyên nhé!
3.7 Trứng
Ăn uống gì để bổ máu, đó là lòng đỏ trứng chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như đạm, chất béo và chất khoáng. Ngoài ra, trứng còn có hàm lượng vitamin cùng lecithin cao giúp điều hòa cholesterol cũng như loại bỏ cholesterol ra khỏi cơ thể. Do đó ăn trứng sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ thiếu chất dinh dưỡng, tăng cường lượng máu đi nuôi cơ thể đồng thời bổ sung sắt. Một số món ngon từ trứng dễ chế biến bạn có thể tham khảo là canh cà chua trứng, trứng ngâm tương, trứng chiên hành tây…
3.8 Rau xanh
Các loại rau xanh như bông cải, cải xoăn, rau bina là dạng thực phẩm tốt cho máu mà bạn nên ăn hằng ngày. Ăn nhiều rau xanh sẽ giúp cải thiện chất lượng máu cũng như góp phần tăng cường lượng máu cho cơ thể. Không chỉ vậy, rau xanh còn chứa nguồn chất diệp lục phong phú giúp làm sạch máu và gan tối ưu. Bạn có thể chế biến rau thành nhiều món ngon thay đổi khẩu vị như bóng bì xào rau củ và nấm, gỏi rau củ khoai tây, cải ngồng xào thịt bò…
3.9 Bí ngô
Bí ngô là lời đáp cho thắc mắc người bị thiếu máu nên bổ sung thực phẩm nào. Bởi trong bí ngô rất giàu sắt giúp bổ sung lượng máu cho cơ thể, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, phù hợp với người bị thiếu máu, xanh xao, gầy yếu… Vậy ăn gì để bổ sung máu cho cơ thể từ bí ngô nhanh nhất? Bạn hãy ăn canh bí đỏ, óc heo chưng bí đỏ, súp bí đỏ… vừa ngon vừa giàu dinh dưỡng.
3.10 Quả nho
Đa phần những người thích ăn nho thì nguy cơ gặp tình trạng thiếu máu thường ít hơn những người không lựa chọn loại quả này. Quả nho là thức ăn bổ máu có tác dụng rất tích cực trong việc phòng ngừa bệnh thiếu máu. Ngoài lượng sắt dồi dào, nho còn chứa hàm lượng canxi, phốt pho và các axit amin cần thiết cho cơ thể. Không chỉ thế, các chuyên gia còn phát hiện trong quả nho có chứa 2 hoạt chất bioflavonoid và resvératrol làm nhiệm vụ giảm lượng cholesterol xấu, chống tập kết tiểu cầu. Vì thế, nho được khuyến khích nên dùng thường xuyên ở đối tượng người cao tuổi, người tàn tật, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ khi mang thai.
3.11 Táo
Ăn gì bổ máu đẹp da? Trong táo có chứa hàm lượng vitamin, đường cùng các loại axit amin khác nhau góp phần điều hòa quá trình trao đổi chất. Không chỉ vậy, táo còn có khả năng thúc đẩy sự phát triển của các tế bào mới và loại trừ các tế bào chết. Nhất là việc ăn táo thường xuyên còn giúp tăng cường chức năng tạo máu đồng thời tăng lượng hồng cầu trong máu, cho cơ thể hoạt động khỏe mạnh.
3.12 Sữa và chế phẩm từ sữa
Khi nhắc đến uống gì bổ máu, bạn đừng nên bỏ qua việc bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa. Vì thực phẩm này chứa hàm lượng lớn vitamin B12, A, C giữ vai trò quan trọng trong quá trình hấp thụ sắt của cơ thể và tạo ra các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Không những thế, sữa và các chế phẩm từ sữa còn chứa nhiều protein, khoáng chất và vitamin cần thiết cho việc cung cấp năng lượng cho các hoạt động hàng ngày.
3.13 Các loại hạt
Trong các loại hạt cung cấp hàm lượng chất folate dồi dào giúp cải thiện sự hấp thu sắt của cơ thể. Vậy với các loại hạt nên ăn gì bổ máu mà không tăng cân, bạn có thể thưởng thức hạt óc chó, hạt bí, hạt điều, hạt dẻ cười,… giúp cơ thể bổ sung hàm lượng sắt cần thiết cho việc phát triển hồng cầu. Ngoài ra, bạn còn có thể kết hợp các loại hạt cùng với rau xanh, trái cây để giúp tăng cường sức đề kháng và bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
4. Người bị thiếu máu không nên ăn gì?
Bên cạnh tìm hiểu các thực phẩm bổ máu, bạn cũng chú ý không nên tiêu thụ một số món có thể gây thiếu máu như:
- Thực phẩm giàu canxi: Bởi hàm lượng canxi dồi dào trong các loại thực phẩm này có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Vì vậy, khi bạn đang bị bệnh thiếu máu nên cẩn trọng trong việc bổ sung các thực phẩm giàu canxi như hải sản, rau dền, rau cải,…
- Thực phẩm chứa tanin: Được biết, tanin là một hợp chất có polyphenol có thể phản ứng hóa học với sắt, từ đó tạo nên loại muối khó tan ảnh hưởng đến việc tổng hợp và hấp thụ sắc của cơ thể. Các thực phẩm chứa nhiều tanin có thể kể đến như trà, cà phê, rượu vàng, rượu ngô,…
- Thực phẩm chứa gluten: Thường có trong bánh mì, mì ống, ngũ cốc,… Gluten là chất gây cản trở quá trình tạo hồng cầu, bởi chất này sẽ khiến thành ruột giảm khả năng hấp thụ sắt và axit folic.
- Thực phẩm chứa axit oxalic: Đây là nhóm axit hữu cơ có khả năng phản ứng với canxi trong máu tạo ra kết tủa, đặc biệt là mạch máu gần tim gây nên suy giảm sức khỏe máu cũng như hệ tim mạch. Vì vậy, những người đang bị bệnh thiếu máu không nên ăn các thực phẩm chứa nhiều axit oxalic như rau dền, rau bina, đậu phộng, khế, củ cải đường,…
- Thực phẩm chứa cồn: Đây là yếu tố khiến tình trạng thiếu máu diễn ra tồi tệ hơn. Đơn cử như việc uống rượu nhiều sẽ tổn thương đến các tế bào máu, gây ức chế quá trình hấp thu folate và ảnh hưởng đến gan – cơ quan quan trọng cung cấp sắt cho cơ thể.
Hy vọng qua những chia sẻ trên, bạn đã trang bị thêm cho mình nhiều kiến thức dinh dưỡng hữu ích về vấn đề ăn gì bổ máu và tốt cho tim mạch. Nếu muốn có một cơ thể khỏe mạnh, máu huyết lưu thông, da dẻ hồng hào bạn đừng nên bỏ qua danh sách các loại thực phẩm bổ máu trên nhé!