Bạn đã từng nghe về việc uống thuốc xương khớp bị đau dạ dày chưa? Đa số những trường hợp tìm đến thuốc giảm đau khi bị các bệnh về xương khớp đều sẽ gặp phải tình trạng này. Nguyên nhân thật sự đến từ đâu, cùng tìm hiểu bài viết bên dưới nhé.
Bạn đang đọc: Uống thuốc xương khớp bị đau dạ dày – Giải quyết thế nào?
Xem nhanh
1. Các loại thuốc xương khớp thông dụng hiện nay
Đau nhức xương khớp là tình trạng phổ biến và có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Phần lớn những người có vấn đề về xương khớp thường sẽ tìm đến thuốc giảm đau đầu tiên. Dưới đây là một số loại thuốc giảm đau xương khớp được nhiều người sử dụng:
Thuốc Paracetamol: Đây là loại thuốc giảm đau “quen mặt” đối với người có bệnh về xương khớp. Thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt cho người bị khớp từ nhẹ đến trung bình. Ngoài ra, Paracetamol cũng khá an toàn nên có thể dùng được cho người lớn tuổi và người có bệnh lý nền. Thế nhưng, trường hợp suy gan nặng hoặc thiếu hụt G6PD thì không được sử dụng.
Thuốc kháng viêm Steroid (NSAID): Loại thuốc này có công dụng giảm đau, kháng viêm mạnh, thường được dùng khi Paracetamol không có hiệu quả.
Thuốc Corticosteroid: Loại thuốc này có thể ức chế miễn dịch, chống viêm và kháng dị ứng mạnh. Tuy nhiên, sau một thời gian cần phải tăng liều lượng thì thuốc mới có tác dụng.
Thuốc giảm đau Opioids: Thuốc có thể làm giảm cơn đau xương khớp từ trung bình đến nặng, tuy nhiên thuốc lại tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nên chỉ được sử dụng khi những loại thuốc khác không có hiệu quả.
Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: Loại thuốc này giúp ức chế và tái hấp thụ Norepinephrine, Serotonin nên ngoài có tác dụng với chứng trầm cảm thì còn có thể làm giảm đau xương khớp.
Có thể bạn quan tâm: Tác dụng phụ của các loại thuốc giảm đau xương khớp
2. Tại sao uống thuốc xương khớp bị đau dạ dày?
Khi sử dụng thuốc xương khớp, bạn có thể gặp phải tác dụng phụ đối với hệ tiêu hóa như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đầy bụng, táo bón, đau rát dạ dày, ợ nóng, xuất huyết tiêu hóa, viêm loét dạ dày. Nghiêm trọng hơn, người bệnh còn có thể bị thủng dạ dày và ruột.
Do vậy, những người có vấn đề về dạ dày sẵn nếu dùng thuốc giảm đau xương khớp sẽ làm cho bệnh tình trở nên tồi tệ hơn. Tốt nhất là bạn nên gặp bác sĩ để được chỉ dẫn và có cách điều trị phù hợp, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
3. Cách hạn chế tác dụng phụ của thuốc xương khớp
Một số lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện vấn đề đau dạ dày khi dùng thuốc giảm đau xương khớp, cụ thể như sau:
- Dùng thuốc tráng niêm mạc dạ dày trước khi dùng thuốc giảm đau xương khớp hoặc thuốc bảo vệ dạ dày phối hợp.
- Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, uống đúng giờ, đủ liều (thường uống sau khi ăn no).
- Không tự ý kéo dài hoặc rút ngắn thời gian sử dụng thuốc.
- Uống thuốc cùng với 200 – 250 ml nước.
- Nếu bạn có vấn đề gì khi uống thuốc, hãy nói ngay với bác sĩ.
- Người bị bệnh dạ dày phải cẩn thận khi dùng thuốc điều trị, thuốc phối hợp.
Xem thêm: Bệnh đau dạ dày kiêng ăn gì và lưu ý gì khi ăn uống
Ngoài ra, uống thuốc giảm đau tuy có tác dụng nhanh nhưng lại gây tác dụng phụ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Chính vì vậy, bạn có thể áp dụng những phương pháp điều trị khác, chẳng hạn như liệu trình điều trị không xâm lấn Chiropractic kết hợp cùng vật lý trị liệu được nhiều chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả cũng như độ an toàn cho người bệnh. Hiện tại ở Việt Nam, phòng khám ACC là đơn vị đầu tiên áp dụng phương pháp này trong việc điều trị các vấn đề về xương khớp. Tùy từng tình trạng và vị trí bị đau mà bác sĩ sẽ nắn chỉnh xương khớp, kết hợp sử dụng thiết bị máy móc phù hợp để hỗ trợ điều trị một cách tối ưu.
Tóm lại, khi bị đau nhức xương khớp bạn cần cẩn thận khi dùng thuốc, tránh tình trạng uống thuốc xương khớp bị đau dạ dày, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Ngoài ra, khi có dấu hiệu các bệnh về xương khớp, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để có hướng điều trị kịp thời và nhanh chóng hồi phục.