Nhiều bố mẹ băn khoăn không biết khi trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì, uống gì để giúp con nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Bởi những vết loét khiến con cảm thấy đau đớn và không muốn ăn hay uống gì. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin hữu ích giúp mẹ “đối phó” với nhiệt miệng của bé hiệu quả. Tìm hiểu ngay mẹ nhé!
1. Bệnh nhiệt miệng ở trẻ em là gì?
Nhiệt miệng (aphthous ulcer) là những vết loét màu đỏ, nông, nhỏ hay xuất hiện tại các vùng mô mềm trong má, môi hay lợi gây đau rát và khó chịu. Khi bị nhiệt miệng, trẻ thường cảm thấy ăn thức ăn, uống nước khó khăn, thậm chí nuốt nước bọt cũng bị đau.
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra nhiệt miệng ở trẻ:
- Bé bị tổn thương niêm mạc trong vòm miệng khi đánh răng, vô tình cắn,…
- Hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm.
- Bé bị thiếu các vi chất dinh dưỡng như vitamin A, vitamin C, vitamin các nhóm B, kẽm, protein,…
- Bé bị bệnh dẫn đến mệt mỏi, căng thẳng.
- Trẻ mắc các bệnh lý liên quan đến răng, miệng như sâu răng, viêm nướu,…
- Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách.
- Thường xuyên ăn thực phẩm cay nóng, uống ít nước.
Nhiệt miệng có thể tự khỏi không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu áp dụng một số cách có thể giúp các vết loét nhanh biến mất hơn. Trong đó, thay đổi chế độ dinh dưỡng là phương pháp hiệu quả được nhiều mẹ áp dụng.
Nhiệt miệng ở trẻ em là tình trạng viêm loét niêm mạc miệng gây ra cảm giác đau và khó chịu.
2. Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì để chóng khỏi?
Dưới đây là 7 thực phẩm mẹ nên cho trẻ ăn để cải thiện tình trạng nhiệt miệng:
2.1 Bổ sung thực phẩm giàu sắt
Thực phẩm giàu sắt không chỉ có vai trò sản xuất máu, mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, đẩy nhanh quá trình lành thương. Do đó, khi bị nhiệt miệng mẹ hãy cho bé ăn thực phẩm giàu sắt (trứng, thịt bò, thịt gà, súp lơ,…) để cải thiện tình trạng. Vậy khi bé bị nhiệt miệng ăn cháo gì để bổ sung chất sắt? Mẹ có thể chế biến cháo thịt bò rau mồng tơi, cháo thịt gà với súp lơ, cháo thịt gà bí đỏ,…
2.2 Sữa chua
Không chỉ là thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, lợi khuẩn lactobacillus acidophilus trong sữa chua còn có tác dụng kìm hãm vi khuẩn có hại trong miệng. Điều này giúp vết loét đẩy nhanh quá trình lành thường, cải thiện hiệu quả tình trạng nhiệt miệng. Ngoài ra, sữa chua có kết cấu mềm mịn, vị ngọt thanh giúp con yêu xoa dịu cảm giác khó chịu do nhiệt miệng gây ra.
2.3 Củ sen
Củ sen chứa một lượng lớn vitamin C, vitamin K có thể thúc đẩy quá trình hồi phục vết loét. Đồng thời, vitamin B và các nguyên tố vi lượng trong củ sen giúp thúc đẩy quá trình sửa chữa biểu mô niêm mạc miệng. Ngoài ra, chất xơ trong củ sen còn có tác dụng nhuận tràng, thanh nhiệt, hạn chế nóng trong từ đó ngăn ngừa tình trạng nhiệt miệng xảy ra.
Củ sen chứa một lượng lớn vitamin có thể giúp vết loét nhiệt miệng nhanh lành.
2.4 Cà chua
Cà chua có tính bình, vị chua, hơi ngọt có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hỗ trợ cải thiện nhiệt miệng. Bên cạnh đó, trong cà chua chứa nhiều vitamin C giúp sát trùng, kháng khuẩn vết loét. Ngoài ra, cà chua còn có thể giúp giải độc, làm mát cơ thể từ đó giúp trẻ phòng ngừa tình trạng nhiệt miệng hiệu quả.
2.5 Rau má
Nếu mẹ chưa biết trẻ bị loét miệng nên ăn gì thì đừng bỏ qua rau má. Bởi trong rau má có chứa nhiều loại vitamin B1, B2, C, K, đặc biệt là Triterpenoids giúp đẩy nhanh quá trình tự làm lành vết loét, ngăn ngừa nhiệt miệng. Do đó, khi trẻ bị nhiệt miệng mẹ hãy cho con ăn các món từ rau má như cháo rau má cá chép, cháo rau má thịt bò, cháo rau má với tôm,…
2.6 Trái cây
Nếu đang thắc mắc bé bị nhiệt miệng nên ăn gì thì mẹ đừng bỏ qua các loại trái cây như táo, đu đủ, lê, đào,… Với thành phần giàu vitamin B, chất xơ, các loại quả này có thể thúc đẩy quá trình làm lành vết nhiệt miệng, hạn chế vết thương lây lan gây khó chịu.
2.7 Củ cải
Củ cải cũng là một thực phẩm bé nên ăn để đẩy lùi tình trạng nhiệt miệng khó chịu. Nhờ chứa nhiều chất kháng viêm và kháng khuẩn, củ cải là thực phẩm trị nhiệt miệng hiệu quả được nhiều mẹ lựa chọn. Ngoài ra, vitamin A, C trong củ cải còn hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giúp bé nhanh khỏi bệnh hơn.
2.8 Cà rốt
Mẹ có thể chọn cà rốt khi quyết định xem bé nhiệt miệng nên ăn gì. Vì trong cà rốt có chứa hàm lượng Beta-Carotene – tiền chất của vitamin A giúp đào thải gốc tự do và chống oxy hóa, từ đó hỗ trợ làm giảm loét miệng. Theo đó, mẹ có thể nấu các món cháo như cháo cà rốt thịt bò, cháo cà rốt bí đỏ, cháo thịt heo bằm với cà rốt,…
Nếu chưa biết trẻ bị nhiệt lưỡi nên ăn gì thì mẹ hãy bổ sung cà rốt vào thực đơn của con yêu.
3. Trẻ bị nhiệt miệng nên uống gì?
Để loại bỏ vết nhiệt miệng, mẹ nên cho trẻ uống những loại nước sau:
3.1 Nước lọc
Cơ thể thiếu nước là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng nhiệt miệng ở trẻ. Do đó, để cải thiện tình trạng này mẹ nên cho con bổ sung nước phù hợp với độ tuổi, cụ thể:
- Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi: Mẹ nên tăng cữ bú mẹ hoặc bú bình, không bổ sung nước lọc.
- Trẻ trên 6 – 12 tháng: 125 – 250ml nước/ngày (khoảng từ nửa ly đến 1 ly nước mỗi ngày).
- Trẻ từ 2 – 8 tuổi: Lượng nước được tính theo độ tuổi. Ví dụ: trẻ 2 tuổi uống 2 ly nước/ngày; trẻ 3 tuổi uống 3 ly nước/ngày.
3.2 Uống nước rau má
Như đã giới thiệu ở trên, rau má khả năng làm lành vết thương thần tốc, hỗ trợ cải thiện hiệu quả nhiệt miệng. Do đó, ngoài nấu các món ăn từ rau má mẹ cũng có thể cho trẻ uống nước rau má để phục hồi vết loét nhanh chóng. Tuy nhiên, mỗi ngày bé chỉ nên uống tối đa 150 – 200ml nước rau má.
3.3 Uống bột sắn dây
Một cách chữa nhiệt miệng đơn giản và hiệu quả khác là cho bé uống nước bột sắn dây. Vì bột sắn dây có vị ngọt tự nhiên, có chức năng thanh nhiệt, giải độc làm dịu mát. Do đó, uống bột sắn dây có thể làm giảm các vết loét lở trong khoang miệng một cách nhanh chóng. Theo đó, mẹ hãy cho bé uống từ 1 – 2 ly sắn dây/ngày duy trì 2 – 3 ngày để giảm nhiệt miệng.
3.4 Nước cam
Trong cam chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng và giảm tình trạng sưng, đau của vết nhiệt miệng. Do đó, để cải thiện cũng như phòng ngừa tình trạng nhiệt miệng ở trẻ thì mẹ hãy cho con uống 1 – 2 cốc nước ép cam mỗi tuần.
Khi bị nhiệt miệng uống nước cam có thể giúp giảm sưng viêm vết loét.
3.5 Nước ép cà rốt
Như giới thiệu bên trên, cà rốt chứa nhiều dinh dưỡng giúp vết loét nhiệt miệng nhanh chóng lành. Chính vì vậy, ngoài nấu các món ăn thì mẹ có thể ép cà rốt thành nước và cho bé uống 1 – 2 ly mỗi tuần để cải thiện tình trạng nhiệt miệng.
3.6 Nước ép bưởi
Bưởi cung cấp hàm lượng vitamin C cao, giúp giảm tình trạng sưng, đau của vết loét. Ngoài ra, dinh dưỡng trong bưởi còn giúp trẻ tăng cường đề kháng, ngăn ngừa bệnh tái phát. Vậy nên mẹ có thể cho trẻ uống 1 – 2 ly nước ép mỗi tuần để cải thiện cũng như phòng ngừa nhiệt miệng.
4. Nhiệt miệng không nên ăn, uống những gì?
Bên cạnh bổ sung những món ăn, thức uống cải thiện tốt tình trạng nhiệt miệng, mẹ cũng nên lưu ý tránh các loại thực phẩm sau:
- Các loại quả chứa nhiều acid như chanh, mận xanh, dứa,… sẽ khiến vết viêm loét miệng lâu lành.
- Thực phẩm cay nóng sẽ gây kích ứng khiến vết loét nhiệt miệng nặng hơn.
- Các món ăn quá cứng, quá giòn vì sẽ làm tổn thương niêm mạc miệng khiến tình trạng nhiệt miệng nghiêm trọng hơn.
- Thức ăn chế biến sẵn như pizza, gà rán,… chứa nhiều chất không tốt cho sức khỏe và khoang miệng.
5. Những điều cần lưu ý để phòng tránh nhiệt miệng cho trẻ
Tình trạng nhiệt miệng chủ yếu xuất hiện do thói quen ăn uống, sinh hoạt không đúng của bé. Do đó, phụ huynh hãy lưu ý một số điều dưới đây để phòng tránh bệnh hiệu quả:
- Hướng dẫn bé vệ sinh răng miệng hàng ngày để tránh tình trạng viêm vùng niêm mạc, miệng, họng.
- Bổ sung rau xanh, trái cây vào chế độ ăn uống của bé.
- Hạn chế cho bé ăn các món ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, cay, nóng.
- Cho bé uống đủ nước theo đúng nhu cầu.
Qua đây chắc hẳn các mẹ đã có lời giải đáp cho vấn đề trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì, uống gì để nhanh khỏi bệnh. Trong trường hợp sau 1 tuần trẻ nhỏ vẫn chưa khỏi nhiệt miệng, các mẹ nên cho bé đi khám bởi đây có thể là triệu chứng của một bệnh lý khác nhé.