Một số phụ huynh khi thấy con bị sốt phát ban thường tự ý điều trị bằng kháng sinh tại nhà không theo chỉ định của bác sĩ, dẫn đến tình trạng bệnh không chỉ thuyên giảm mà con trở nên nặng hơn, kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm.
Khi nuôi con, chắc hẳn chúng ta không thể tránh khỏi trường hợp con bị sốt. Nếu bé có dấu hiệu sốt nghiêm trọng, hãy nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ xử lý kịp thời. Trong trường hợp bé sốt có thể chăm sóc tại nhà, các mẹ…
Sốt phát ban là bệnh gì?
Sốt phát ban là một bệnh thường gặp ở nhóm trẻ trong độ từ 6 – 36 tháng tuổi. Sức đề kháng của trẻ trong giai đoạn này kém đi do lượng kháng thể tự nhiên của mẹ truyền cho trẻ đã giảm xuống. Từ đó tạo cơ hội cho các vi rút xâm nhập cơ thể.
Theo thống kê, có đến 70 – 80% số ca bị sốt phát ban là do vi rút tấn công, trong đó vi rút đường hô hấp chiếm đáng kể. Chúng bao gồm: virút sởi, virút gây bệnh rubella, adeno virút, echo virút, nhóm enterovirus…Đa số trẻ em Việt Nam thường gặp nhất là vi rút sởi (gây ra ban đỏ) và vi rút gây bệnh rubella (gọi là ban đào).
Tùy theo tình trạng sức khỏe và sức đề kháng, mỗi trẻ có thể bị sốt phát ban một lần hoặc nhiều lần.
Dấu hiệu nhận biết trẻ sốt phát ban
Sau thời gian ủ bệnh trong vòng 1 tuần, trẻ gặp triệu chứng sau:
– Sốt: Có trẻ sốt nhẹ (nhiệt độ cơ thể 37,5 độ C – 38 độ C) nhưng cũng có trẻ sốt cao (nhiệt độ lên đến 39 độ C – 40 độ C).
– Kèm theo sốt là các biểu hiện đau họng, ho, chảy nước mũi, nôn mửa, rối loạn tiêu hóa (phân lỏng, nhầy, không có máu và có thể nôn ói sau khi ăn).
– Khi bớt sốt xuất hiện hồng ban trên người. Biểu hiện cụ thể tùy theo từng loại vi rút gây bệnh:
Ban do virút rubella (ban đào): phát ban từ mặt lan xuống chân trong 3 – 5 ngày, có màu nhạt, kèm theo sưng hạch sau tai, hạch cổ. Loại ban này khá lành tính với trẻ nhưng lại nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Ban do virút sởi (ban đỏ): Ban dạng sẩn, gồ lên mặt da xuất hiện ở sau tai trước, rồi lan ra mặt, dần xuống ngực và toàn thân.
Sốt phát ban có nguy hiểm không?
Hầu hết các loại vi rút gây bệnh khá lành tính, tuy nhiên chỉ nguy hiểm khi chậm trễ hoặc sai cách chữa trị và dẫn đến biến chứng. Nhiều trường hợp phụ huynh tự ý mua kháng sinh cho con dùng tại nhà khiến bệnh không khỏi mà con tiến triển hơn. Phát ban ở trẻ nhỏ, đặc biệt là ban do vi rút sởi có thể kéo theo những biến chứng như viêm phổi, viêm tai giữa, nặng hơn sẽ là viêm não.
Sốt phát ban do virut lây lan rất mạnh, phát tán qua đường hô hấp hoặc qua các đường dịch bọt vào không khí, những người không có miễn dịch hoặc miễn dịch kém thì khả năng lây nhiễm cao
Nguy hiểm hơn là vi rút gây sốt phát ban lây lan rất mạnh trong thời gian ủ bệnh (khoảng từ 7 ngày trước phát ban) và trong lúc phát ban. Chúng phát tán qua đường hô hấp hoặc qua các đường dịch bọt vào không khí. Khi trẻ bệnh ho, hắt hơ, nhảy mũi làm văng những giọt nước li ti có chứa vi rút, trẻ có hệ miễn dịch kém thì khả năng lây nhiễm rất cao. Nếu trẻ ở trong môi trường tập thể như nhà trẻ, trường học thì tỷ lệ nhiễm virut càng lớn.
Điều trị sốt phát ban theo cách nào?
Những cách làm để giảm triệu chứng của bệnh ngay tại nhà:
– Hạ sốt: Lau mát cho trẻ bằng nước ấm. Khi thấy trẻ sốt ở nhiệt độ 380 độ C, cho trẻ uống thuốc hạ sốt loại paracetamol (liều lượng 10 – 15mg/kg cân nặng), 4 – 6 giờ/lần.
– Giảm ho: Cho trẻ uống các loại thuốc ho có nguồn gốc thảo dược như rau tần dầy lá, tắc chưng với đường phèn, gừng hấp mật ong…
– Làm thông mũi bằng nước muỗi loãng và khăn giấy mềm.
– Cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là nước ép trái cây tươi nhằm cung cấp vitamin và khoáng chất, hỗ trợ tăng sức đề kháng. Đối với những trẻ bị nhiễm sởi nên lựa chọn những loại quả giàu vitamin A để bảo vệ đôi mắt.
– Cho trẻ ăn những món dạng lỏng, dễ tiêu (như cháo, súp, sữa…). Nếu trẻ ăn quá khó, nên chia nhỏ bữa ăn.
– KHÔNG nên kiêng gió, kiêng nước vì nếu không cho trẻ tắm và vệ sinh da sạch sẽ, trẻ dễ bị nhiễm trùng da. Tuy nhiên cũng không nên để trẻ quá lạnh.
Trong những trường hợp trẻ cứ sốt cao không hạ, bị co giật, khó thở, tai chảy mủ và tiêu phân có máu cần đưa trẻ đi khám để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm. Lưu ý, sau khi trẻ khỏi sốt và các nốt phát ban đã lặn hết, phụ huynh vẫn nên theo dõi sức khỏe của trẻ nhỏ. Bất kỳ dấu hiệu nào bất thường sau sốt vẫn phải được bác sĩ thăm khám.
Một trong những cách phòng ngừa sốt phát ban an toàn, hiệu quả là đưa trẻ đến các bệnh viện uy tín để được tư vấn tiêm chủng và chích ngừa sởi khi trẻ được 9 tháng. Rubella được chích ngừa chung với quai bị và sởi trong cùng 1 lần khi trẻ được 12 tháng tuổi.
Theo Dinhduong.online tổng hợp