Ngoài việc điều trị bằng thuốc, người bị cao huyết áp cần chú ý trong ăn uống, biết lựa chọn những thực phẩm phù hợp, tốt cho tim mạch. Vậy người bệnh cao huyết áp nên ăn gì và kiêng những món gì để kiểm soát tốt huyết áp của cơ thể? Bài viết sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc chung này.
Người bệnh cao huyết áp nên ăn gì?
1. Ngũ cốc thô
Lương thực sơ chế như gạo lứt, bắp, bobo, yến mạch, bánh mỳ đen… cung cấp lượng chất xơ và các vitamin nhóm B; lượng chất xơ hàng ngày nên đạt trên 15g/ngày.
Những lưu ý khi ăn gạo lứt để phát huy hiệu chăm sóc sức khỏe của chúng ta trong đời sống hàng ngày, tránh mọi rủi ro gây hại cho bản thân luôn là vấn để được rất nhiều người quan tâm. Gạo lứt chứa hàm lượng chất dinh dưỡng…
Chất xơ có tác dụng chống táo bón, giữ lại cholesterol trong lòng ống tiêu hóa, hạn chế sự hấp thu cholesterol vào máu, làm giảm HDL, VLDL, Triglycerid trong máu. Phòng ngừa xơ cứng động mạch, hỗ trợ tiêu hóa làm tăng tiết acid mật. Vitamin nhóm B hỗ trợ quá trình chuyển hóa trong tế bào, đặc biệt là tế bào thần kinh.
2. Rau xanh và trái cây
Có chứa nhiều loại vitamin và khoáng tố. Vitamin giúp ích cho việc phòng trị bệnh cao huyết áp bao gồm: vitamin C và E có nhiều trong cam, quýt, bưởi, táo…
Vitamin C có tác dụng làm giảm cholesterol, tăng tính đàn hồi mạch máu; vitamin E có trong quả bơ, dâu, thanh long, lúa mì… có tác dụng chống oxy hóa mạnh, ngăn ngừa nhiều acid béo không bão hòa, đảm bảo tính hoàn chỉnh của màng tế bào, phòng ngừa chứng xơ cứng động mạch. Các khoáng tố có tác dụng nhất định đối với việc phát sinh tăng huyết áp, bệnh mạch vành, tăng mỡ máu. Kali là một chất có tác dụng làm giảm tác dụng của muối lên thành mạch có trong chuối, dưa hấu, thơm… Rau xanh và trái cây cung cấp lượng chất xơ ngăn ngừa táo bón – đây cũng là bệnh lý thường hay mắc phải trên bệnh nhân tăng huyết áp.
3. Khoai tây
Trong thành phần của khoai tây có chứa hai loại khoáng chất là kali và magiê giúp hạ huyết áp. Đồng thời, khoai tây giàu chất xơ rất cần trong khẩu phần mỗi bữa ăn của gia đình bạn.
>>> Bài viết có liên quan: Ăn gì giúp ổn định huyết áp?
4. Củ dền
Củ dền đã được chứng minh là giúp giảm huyết áp. Vậy củ dền tác động đến huyết áp thế nào và người cao huyết áp nên ăn bao nhiêu là đủ?
Củ dền chứa nhiều nitrat vô cơ. Nhờ quá trình tiêu hóa, nitrat vô cơ được chuyển hóa thành oxit nitric, giúp mạch máu giãn nở, từ đó làm hạ huyết áp.
Một nghiên cứu cho thấy nếu mỗi ngày uống 250 ml nước ép củ dền, liên tục trong 4 tuần thì mức huyết áp sẽ hạ khoảng 7 mmHg.
Dinh dưỡng đóng một vai trò vô cùng lớn quyết định đến huyết áp cao hoặc thấp trong cơ thể. Cách tốt nhất để giữ huyết áp luôn ổn định là xây dựng chế độ dinh dưỡng hàng ngày lành mạnh. Trong khẩu phần ăn uống, cần biết cách lựa…
5. Thực phẩm giàu vitamin C
Huyết áp sẽ cải thiện đáng kể nếu mỗi ngày người bệnh nạp khoảng 500 mg vitamin C, liên tục trong 8 tuần.
Vai trò của vitamin C trong cơ thể là duy trì tình trạng bình thường của tổ chức mao quản, ảnh hưởng quan trọng tới các phản ứng của cơ thể, đến việc bảo vệ các cơ quan…Đồng thời, vitamin C giữ gìn tính đàn hồi của mạch máu, làm bền mạch máu chống lại nguy cơ gây bệnh xơ vữa động mạch. Vitamin C giúp ngăn ngừa bệnh huyết áp cao, xuất huyết dưới da, xuất huyết do vỡ mao mạch.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo những người vừa bị cao huyết áp vừa bị sỏi thận nên thận trong khi bổ sung vitamin C. Vì cơ thể khi thừa vitamin C sẽ đào thải qua thận, từ đó khiến tích tụ thêm sỏi.
Trong thiên nhiên, vitamin C có trong hầu hết các loại rau quả tươi. Thông thường, các loại rau quả trồng ở nơi gần ánh sáng có hàm lượng chất này cao hơn:
– Kiwi: Các nhà nghiên cứu đã chứng minh được hoa quả mà đặc biệt là kiwi chứa hàm lượng vitamin C rất cao, có tác dụng giúp chữa bệnh huyết áp. Mỗi ngày ăn 3 quả kiwi giúp chữa bệnh huyết áp cao vì kiwi giúp huyết áp của bạn luôn ổn định nhanh.
Kiwi tuy là loại trái cây có giá thành khá cao trên thị trường, nhưng vẫn được mọi người yêu thích. Vậy Kiwi có tác dụng gì đối với cơ thể mà được ưa chuộng đến vậy? Hãy cùng tìm hiểu 8 công dụng của Kiwi để biết được Kiwi…
– Cà chua: Một cốc cà chua phơi khô có thể cung cấp 112mg vitamin C. Cà chua đồng thời cũng là nguồn cung cấp vitamin K, kali và sắt. Các khoáng chất này đều có tác dụng giúp duy trì huyết áp ổn định, phòng ngừa nguy cơ tăng huyết áp hiệu quả.
Thực phẩm cấm kỵ với người bệnh cao huyết áp
– Thịt gà: Thịt gà không tốt cho người bị cao huyết áp bởi nếu ăn nhiều thịt gà sẽ khiến cho cholesterol và huyết áp tăng cao. Vậy nên người bệnh nên hạn chế ăn thịt gà để tránh tình trạng bệnh nặng thêm.
– Thịt chó: Thịt chó được rất nhiều người ưa chuộng, thịt chó vừa giàu đạm lại vừa ăn ngon, là thứ mồi nhậu tuyệt vời cho nam giới. Nhưng theo Đông y, thịt chó ôn thận, trợ dương, làm tăng sự âm suy dương thịnh dẫn tới cao huyết áp. Vậy nên người bị cao huyết áp cũng không nên ăn nhiều loại thực phẩm này.
– Nội tạng động vật: Gan, tim, bầu dục … Các thực phẩm này dễ sinh ra độc tố khiến huyết áp bất ổn. Với người bị cao huyết áp, có thể bổ sung các loại tôm, cá, và các loại rau quả tươi.
– Thực phẩm cay: Thực phẩm cay không tốt cho người bị cao huyết áp. Vì chúng có thể khiến việc đi ngoài khó khăn hơn, dẫn đến tình trạng táo bón. Người bệnh cao huyết áp lúc đi ngoài bị táo bón sẽ làm cho huyết áp tăng lên, có nguy cơ dẫn đến xuất huyết não.
Trên đây là những giải đáp cho vấn đề bệnh cao huyết áp nên ăn gì và kiêng gì. Ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, người bệnh cần tập thói quen đi bộ và hít thở sâu để tạo cơ hội kiểm soát tốt huyết áp của chính mình.
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, người cao huyết áp được khuyến cáo nên uống sữa thường xuyên để bổ sung nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Sữa cho người cao huyết áp tốt nhất là sữa tươi, đặc biệt là loại sữa hữu cơ giàu Omega 3…
Theo Dinhduong.online tổng hợp