Mustard hay mù tạt là một trong những loại gia vị nổi tiếng nhất trên thế giới. Trong thế giới ẩm thực loại gia vị này góp phần không nhỏ trong việc tạo ra các món ăn ngon, chất lượng. Mù tạt có nhiều loại khác nhau nên có thể linh hoạt chế biến theo khẩu vị, làm nên hương vị đa dạng. Dưới đây cùng tìm hiểu nhiều hơn về loại gia vị đặc biệt này nhé!
1. Mustard là gì?
Mustard hay còn gọi là mù tạt là loại gia vị phổ biến và lâu đời nhất trên thế giới. Từ hàng ngàn năm trước người Hy Lạp cổ đại đã dùng mù tạt như một loại gia vị không thể thiếu trong các món ăn hàng ngày. Hiện nay chúng đã phổ biến ở các vùng Địa Trung Hải, Châu u, Châu Mỹ, Châu Phi, Ấn Độ, Bangladesh và cả khu vực Châu Á. Loại cây mù tạt được trồng khoảng 90% ở Canada.
Mù tạt tên tiếng Anh là “Mustard”, tiếng Pháp là “Moutarde”. Đây là một loại gia vị được làm từ hạt của cây cải mù tạt. Để làm Mustard, hạt mù tạt sẽ được xay mịn hay để nguyên hạt được trộn đều với các chất lỏng như giấm, nước, nước cốt chanh, rượu và các gia vị khác. Hỗn hợp mù tạt có nhiều màu sắc khác nhau từ vàng tươi đến nâu sẫm. Hương vị của chúng có chuyển dần từ ngọt đến cay. Mù tạt thường được dùng để ăn kèm với bánh mì hamburger , thịt và pho mát, súp, hải sản, nước sốt, trộn salad…
Cây mù tạt là loại thực vật thuộc chi Brassica, Sinapis, họ Cải. Quả củ cây mù tạt sẽ cho ra hạt mù tạt. Theo đó hạt mù tạt được chia thành 2 loại. Một là mù tạt vàng hay còn gọi là hạt mù tạt trắng là những loại có hương vị nhẹ, được dùng phổ biến. Hai là mù tạt nâu và đen có hương vị cay nồng được trộn với mù tạt vàng tạo ra nhiều hương vị khác nhau.
Ngoài gia vị, nước chấm của ngành thực phẩm, hạt mù tạt còn ứng dụng để chiết xuất dầu mù tạt, chưng cất tinh dầu mù tạt, khí mù tạt.
2. Các loại mù tạt phổ biến và cách phân loại
Mù tạt được mệnh danh là “vua của các loại gia vị”, chính vì thế chúng có nhiều loại khác nhau. Mỗi loại sẽ có hương vị riêng biệt được dùng tùy theo sở thích và ứng dụng phù hợp vào các món ăn.
2.1. Green Mustard (mù tạt xanh)
Mù tạt xanh hay còn gọi là Wasabi được làm từ củ của cây Wasabi. Đây là loại thực thực thuộc họ Cải (Brassicaceae), họ hàng cải ngựa, cải bắp, cải dầu và mù tạt. Chính vì thế vị cay của wasabi rất giống mù tạt. Khi ăn chúng kích ứng với mũi mạnh hơn là tác dụng lên lưỡi. Loại Mustard này được người Nhật ưa chuộng dùng cùng các món sashimi hay sushi kèm theo xì dầu.
Green Mustard thường có dạng bột và dạng kem, vị cay nồng xộc lên mũi khi dùng. Chúng thường dùng để ăn với các món hải sản tươi sống để khử đi mùi tanh, kích thích vị giác.
2.2. Honey Mustard (mù tạt mật ong)
Honey Mustard hay mù tạt mật ong là sự kết hợp như tên gọi của chúng. Mù tạt và mật ong được kết hợp theo tỉ lệ 1:1 tạo thành hỗn hợp sốt sánh sệt, màu vàng cam. Loại mù tạt này thường được ăn kèm với bánh sandwich , sốt ướp thịt nướng, kết hợp giấm, dầu oliu làm salad…
2.3. Yellow mustard (Mù tạt vàng)
Yellow Mustard là loại gia vị phổ biến nhất ở Mỹ. Loại mù tạt này có màu vàng tươi như bột nghệ có hương vị nồng nhẹ hơi chua. Chúng thường dùng để ăn kèm với bánh mì sandwich, sốt salad, ăn kèm xúc xích, thịt nướng , bò bít tết… Ngoài ra đây còn là gia vị của các loại súp khoai tây. Chúng giúp các món ăn nhiều dầu mỡ trở nên đỡ ngán.
2.4. Dijon Mustard (Mù tạt Dijon)
Dijon Mustard có nguồn gốc từ nước Pháp, được sản xuất năm 1856. Được biết loại gia vị này được người Pháp ở thị trấn Dijon dùng verjuice (Nước quả chua như nho xanh) để thay thế giấm. Sau này mù tạt Dijon được cải tiến làm bằng rượu vang trắng thay cho nước quả chua. Chúng được đưa vào sản xuất công nghiệp và phổ biến trên khắp các quốc gia trên thế giới.
Mù tạt Dijon thường dùng để trộn cùng sốt mayonnaise phết lên bánh mì sandwich, ăn với nui phô mai, phết lên khoai tây nướng, ướp thịt cá, làm sốt salad… Chúng giúp làm giảm độ béo ngậy, tăng vị nồng nàn xen lẫn chút chua, khử mùi hôi món ăn rất tốt.
2.5. Mustard Meaux (Mù tạt Meaux)
Mù tạt Meaux là sự kết hợp của mù tạt đen và giấm. Chúng có hương vị cay nồng mạnh, nóng và sâu hơn mù tạt vàng. Đây là gia vị yêu thích trong các món xúc xích nóng đặc sản ở thành phố New York ở Mỹ. Ngoài ra chúng còn được phết lên thịt sau khi nướng, dùng trong các món trộn, chấm kèm hải sản.
3. Tác dụng của mù tạt đối với sức khỏe
Theo các nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, hạt mù tạt chứa nhiều vitamin A, C, K, Vitamin B9 (folate), kali, phốt pho, canxi, magie, chất xơ… Chính vì thế chúng mang đến nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời.
- Mustard chứa dồi dào dưỡng chất thực vật lành mạnh như glucosinolate và các chất chống oxy hóa khác. Chúng có tác dụng phòng ngừa các bệnh ung thư như ung thư cổ tử cung, ung thư bàng quang, ung thư ruột già.
- Mù tạt có chứa chất chống viêm mạnh nên có thể hỗ trợ điều trị vẩy nến hiệu quả. Ngoài ra chúng còn cải thiện tình trạng viêm da, giảm sưng, giảm đau.
- Thành phần axit béo omega 3, chất xơ trong mù tạt có thể làm giảm cholesterol , tốt cho tim mạch, hạ huyết áp, điều hòa lưu thông máu, phòng ngừa tiểu đường.
- Theo dân gian mù tạt còn có thể chữa được cảm lạnh, viêm xoang, thuốc trị nghẹt mũi, thông khí quản, giảm ho. Ngoài ra chúng còn hạn chế chứng tắc nghẽn ngực, chống viêm khớp dạng thấp.
- Mù tạt chứa nhiều chất chống oxy hóa làm chậm quá trình lão hóa, làm đẹp da tóc, tăng cường miễn dịch.
Mustard là loại gia vị phổ biến tại các nước Phương Tây. Chúng được xem là “vua các loại gia vị” vì có thể linh hoạt biến tấu kết hợp nhiều món ăn tạo ra hương vị đặc biệt. Thỉnh thoảng bạn có thể thực hiện các món ăn từ các loại Mustard này để có những trải nghiệm thú vị nhé!
Ngọc Hân