Mách mẹ thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi đủ chất

Mách mẹ thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi đủ chất

6 tháng tuổi chính là thời điểm bé sẵn sàng ăn dặm, làm quen với nguồn thực phẩm ngoài sữa mẹ. Tuy nhiên đối với những bà mẹ nuôi con đầu lòng có thể chưa nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi đa dạng và đủ chất. Đừng lo, sau đây là một vài chia sẻ dành cho các mẹ!

1. Nhu cầu dinh dưỡng khi trẻ 6 tháng ăn dặm

Mẹ cần đảm bảo thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng cung cấp đầy đủ các chất sau:

Chất đạm

Chất đạm là yếu tố cần thiết cho sự chuyển hóa chất dinh dưỡng, nhất là vitamin và chất khoáng. Đồng thời, chất đạm còn ảnh hưởng đến chức năng của hệ thần kinh, tuần hoàn, hô hấp,… Vì vậy, các cha mẹ nên bổ sung chất đạm vào bữa ăn dặm nhằm giúp trẻ phát triển tốt nhất. Các loại chất đạm phụ huynh có thể lựa chọn như thịt nạc, trứng, tôm, cá…

Mách mẹ thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi đủ chấtChất đạm giúp bé cảm thấy no lâu và tràn đầy năng lượng.

Chất bột đường

Chất bột đường giúp cung cấp năng lượng, đồng thời cấu tạo nên các tế bào và mô giúp điều hòa hoạt động cơ thể. Chất bột đường thường có trong các loại thực phẩm như các loại đậu, khoai, ngô, củ cải, ngũ cốc,… 

Chất béo

Chúng ta sẽ dụng chất béo có trong mỡ động vật và trong các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu mè, dầu olive, dầu cá hồi… Tuy nhiên, cha mẹ cần kiểm soát lượng chất béo có nguồn gốc từ động vật khi cho trẻ dùng vì loại chất béo này thường là loại chất béo no, dễ gây béo phì, các bệnh về tim mạch

Chất xơ và vitamin, khoáng chất

Nhóm chất này không chỉ ngăn ngừa táo bón, mà còn tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng, tăng cường miễn dịch và bảo vệ sức khỏe cho bé. Do đó, khi xây dựng thực đơn cho bé 6 tháng, cha mẹ nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất như quả bơ, táo, chuối, rau lá xanh, các loại đậu,…

2. Các loại thực phẩm ăn dặm cho bé mẹ nên biết

Mẹ hãy tham khảo các loại thực phẩm ăn dặm cho bé phổ biến hiện nay:

2.1. Bột ngũ cốc ăn dặm

Bột ngũ cốc nên xuất hiện trong thực đơn cho bé bắt đầu ăn dặm (4 – 6 tháng tuổi). Lúc này, mẹ hãy cho sữa mẹ vào một ít bột ngũ cốc để con quen dần với mùi vị thực phẩm. Tuy nhiên, khi cho con ăn bột ngũ cốc mẹ cần lưu ý:

  • Nếu bé không muốn ăn thì mẹ đừng ép buộc con, thay vào đó hãy ngưng từ 5 – 7 ngày rồi cho con thử lại.
  • Sau khi bé đã quen với việc ăn ngũ cốc nhưng đẩy lưỡi thì mẹ hãy thử tăng độ đặc của thức ăn bằng cách cho ít sữa hoặc nhiều ngũ cốc hơn.

Mách mẹ thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi đủ chấtMẹ nên thêm bột ngũ cốc vào thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân.

2.2. Thức ăn dạng cô đặc

Trong giai đoạn 6 – 8 tháng tuổi, mẹ có thể xay nhuyễn rau, thịt hay trái cây rồi chia thành từng phần nhỏ để bé tập quen dần với mùi vị nhiều loại thực phẩm. Lưu ý, khi chế biến mẹ không nên thêm gia vị nhằm giúp bé cảm nhận được hương vị tự nhiên của món ăn. Ngoài ra, trong giai đoạn này mẹ cũng không nên cho trẻ ăn các thức ăn thô như táo, cà rốt vì dạ dày bé chưa hoàn thiện để tiêu hóa được những thực phẩm này.

2.3. Thực phẩm cắt nhỏ, xay hoặc nghiền

Với trẻ 9 – 12 tháng tuổi, mẹ có thể cho con ăn thức ăn cắt nhỏ, rồi tán sơ hoặc nghiền. Chẳng hạn như sữa chua, chuối nghiền, khoai lang nghiền, các loại loại thịt (thịt bò, thịt gà) xay nhuyễn.

2.4. Các thực phẩm cần tránh khi cho trẻ ăn dặm

Theo học viện Nhi Khoa Hoa Kỳ, mẹ không nên thêm các thực phẩm dưới đây vào thực đơn cho trẻ ăn dặm:

  • Mật ong: Nếu cho trẻ ăn mật ong quá sớm sẽ tăng nguy cơ bị ngộ độc.
  • Các thực phẩm cứng: Để hạn chế nguy cơ nghẹt thở, mẹ không nên cho trẻ ăn quả hạch, nho khô, kẹo cứng, nho, rau sống cứng, bắp rang bơ, xúc xích.
  • Trứng chưa nấu chín: Món ăn này chứa vi khuẩn Salmonella có thể gây bệnh cho bé.
  • Thực phẩm hoặc đồ uống có đường, đồ ăn quá mặn: Những món ăn chứa nhiều đường có thể làm hỏng răng của trẻ. Bên cạnh đó, ăn quá mặn sẽ ảnh hưởng xấu đến chức năng thận của trẻ.

3. Xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Nếu chưa biết bé 6 tháng ăn dặm được những gì? Thì mẹ hãy tham khảo các món ăn dặm cho bé 6 tháng bổ dưỡng dưới đây:

3.1. Bí đỏ nghiền

Nguyên liệu: Bí đỏ, nước lọc.

Cách thực hiện:

  • Mẹ gọt vỏ, rửa sạch và cắt nhỏ bí đỏ rồi luộc/hấp đến khi bí chín mềm.
  • Kế tiếp, mẹ dùng một chiếc thìa và tiến hành nghiền qua rây để loại bỏ đi phần xơ.
  • Sau đó, mẹ cho bí vào nồi rồi thêm phần nước và khuấy đều hỗn hợp.
  • Tiếp tục đun bột ở mức lửa nhỏ, để sôi trong vài phút là món ăn dặm của bé đã hoàn thành.

Mách mẹ thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi đủ chấtVới món cháo thơm ngon, bổ dưỡng, vị ngọt như bí đỏ, hẳn là bé sẽ ăn ngon miệng.

3.2. Khoai lang nghiền

Nguyên liệu: Khoai lang, nước lọc đun sôi.

Cách thực hiện:

  • Khoai lang mẹ gọt vỏ, rửa sạch và thái nhỏ, ngâm trong nước vài phút cho bớt nhựa.
  • Mẹ cho khoai vào nồi hấp/luộc cho chín mềm, sau đó nghiền thật mịn.
  • Cho nước sôi vào hỗn hợp rồi khuấy đều trong vài phút cho bột sánh mịn là hoàn thành.

3.3. Chuối trộn sữa

Nguyên liệu: 1/2 quả chuối chín, bóc vỏ, 1 thìa nước lọc, sữa công thức hoặc sữa mẹ.

Cách thực hiện:

  • Dùng thìa nghiền nát chuối.
  • Sau đó trộn nước và sữa mẹ hoặc sữa công thức vào chuối rồi khuấy cho đến khi món ăn đạt được độ sền sệt nhất định là cho bé ăn được.

3.4. Cháo sườn non củ quả

Nguyên liệu: gạo ngon, sườn heo non, cà rốt, đậu cô ve, gia vị.

Cách thực hiện:

  • Sườn cho vào nước luộc 10 phút rồi đổ bỏ nước đầu.
  • Rửa sạch sườn, cho vào ninh cùng gạo nấu cháo.
  • Cà rốt, đậu cô ve cho vào nồi luộc chín rồi băm nhỏ.
  • Sườn gỡ ra băm nhỏ.
  • Cho sườn, cà rốt, đậu cô ve băm nhỏ vào cháo, ngoáy đều và nêm nếm gia vị vừa ăn.

3.5. Cháo/Bột bí xanh thịt lợn

Nguyên liệu: Gạo tẻ, thịt lợn, bí đỏ, dầu ăn

Cách thực hiện:

  • Gạo tẻ xay vỡ vo sạch cho vào nồi ninh nhỏ lửa.
  • Thịt lợn rửa sạch thái lát mỏng, băm nhỏ.
  • Bí xanh gọt vỏ, thái lát mỏng rồi hấp chín và nghiền nhuyễn
  • Cháo chín múc lượng cháo vừa đủ cho vào máy xay, thêm thịt lợn, bí xanh rồi xay nhuyễn thành hỗn hợp hơi sền sệt.
  • Đổ ra nồi nhỏ đun khoảng 1-2 phút, tắt bếp đổ bột ra đĩa, nêm 1 thìa canh dầu ô liu.

Mách mẹ thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi đủ chấtCháo bí xanh thịt lợn là món ăn quen thuộc trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng.

3.6. Cháo cá hồi và cà rốt

Nguyên liệu: ½ củ cà rốt, 100g thịt cá hồi, 1 thìa dầu ăn thực vật

Cách thực hiện:

  • Vo lượng gạo vừa đủ cho bé ăn. Sau đó cho nước vào theo tỷ lệ 1:10 (gạo:nước) để nấu cháo.
  • Mẹ hấp chín mềm và nghiền nhuyễn cà rốt.
  • Loại bỏ hết xương cá, nấu nhừ và nghiên nhuyễn thịt cá.
  • Cho cà rốt và cá hồi đã nghiền vào nồi cháo trắng, đun sôi với lửa nhỏ trong vài phút.
  • Thêm 1 thìa dầu ăn vào cháo khuấy đều trong 1 phút.
  • Sau đó, mẹ rây mịn cháo là hoàn thành.

3.7. Bột gạo bí đỏ

Nguyên liệu: 10g bột gạo, 30g bí đỏ, 12g sữa công thức/sữa mẹ.

Cách thực hiện:

  • Luộc chín bí đỏ rồi tán nhuyễn.
  • Cho bột gạo, nước lọc vào chén sạch và khuấy đều.
  • Cho hỗn hợp bột gạo, bí đỏ tán nhuyễn vào nồi rồi nấu với lửa nhỏ.
  • Khi bột chín, mẹ đổ bột ra bát sạch cho dầu ăn vào trộn chung với bột.
  • Cho sữa công thức vào bát bột và khuấy đều là xong.

3.8. Súp yến mạch

Nguyên liệu: 50g ngũ cốc yến mạch, 60ml sữa công thức/sữa mẹ.

Cách thực hiện:

  • Yến mạch nấu chín rồi nghiền nhuyễn.
  • Thêm sữa vào chén yến mạch rồi nấu với lửa vừa.
  • Sau đó, mẹ rây mịn hỗn hợp là xong.

Mách mẹ thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi đủ chấtVới cách chế biến đơn giản, thành phần giàu dinh dưỡng, súp yến mạch là món ăn mẹ nên thêm vào thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng.

3.9. Cháo trứng gà

Nguyên liệu: 1 quả trứng gà, 50ml sữa công thức.

Cách thực hiện:

  • Trứng gà luộc chín rồi dùng thìa nghiền nhuyễn.
  • Sau đó, mẹ cho sữa công thức vào trứng và trộn đều thành hỗn hợp mịn.

3.10. Bột thịt gà khoai lang

Nguyên liệu: 150g thịt nạc ức gà, 1 củ khoai lang đã gọt vỏ và cắt hạt lựu.

Cách thực hiện:

  • Luộc thịt gà trong vòng 15 phút rồi để nguội và xé nhỏ thịt.
  • Hấp chín khoai lang đến khi chín mềm rồi tán nhuyễn.
  • Cho thịt gà, khoai lang và 125ml nước vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn thành hỗn hợp sánh mịn.
  • Cho hỗn hợp ra chén là có thể cho bé thưởng thức.

4. Gợi ý lịch ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Mẹ có thể tham khảo mẫu thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng trong 1 tuần bên dưới:

4.1. Theo Viện Dinh Dưỡng Trung Ương

Giờ Thứ 2 + Thứ 4 Thứ 3 + Thứ 5 Thứ 6 + CN Thứ 7
6h Bú mẹ hoặc uống sữa công thức (150 – 200ml)
9h Bột thịt lợn bao gồm 10g thịt nạc, 10g bột gạo, 1 thìa cà phê rau xanh, 5g dầu oliu Bột thịt gà gồm 10g thịt gà, 1 thìa cà phê rau xanh, 10g bột gạo, 5g dầu ăn Bột sữa gồm 3 thìa sữa bột, 10g bột gạo, dầu oliu, 1 thìa cà phê rau xanh Bột trứng bao gồm 1 lòng đỏ trứng gà, 5g dầu oliu, 1 thìa cà phê rau củ tùy chọn
10h ⅓ quả chuối tiêu 50g đu đủ chín ⅓ quả hồng xiêm 50g xoài
11h  Bú mẹ hoặc sữa công thức tùy theo nhu cầu của bé
14h Bột sữa gồm 10g bột gạo, 3 thìa sữa bột, dầu oliu, 1 thìa cà phê rau xanh Bột thịt lợn gồm 10g bột gạo, 10g thịt nạc, 5g dầu oliu, 1 thìa cà phê rau xanh Bột thịt gà hồm 10g thịt gà, 10g bột gạo, 5g dầu ăn, 1 thìa cà phê rau xanh Bột sữa gồm 3 thìa sữa bột, 10g bột gạo, dầu oliu, 1 thìa cà phê rau xanh
16h Nước cam ngọt
18h Bú mẹ hoặc sữa công thức (150 – 200ml)

4.2. Theo Viện Dinh Dưỡng TP.HCM

Thứ 7h30 11h30 16h30
2 Bột đậu với bí đỏ Bột thịt heo với rau dền Bột cá bí xanh
3 Bột Risolac – bắp cải Bột cá cà rốt Bột gan rau dền
4 Cháo sườn lòng đỏ trứng gà Bột trứng rau muống Cháo gà nấm rơm
5 Bột sữa cà rốt Bột tôm bí đỏ Cháo óc heo đậu Hà Lan
6 Bột Risolac Bột cua rau mồng tơi Cháo đậu xanh khoai lang và bí
7 Bột khoai tây tán với sữa Bột tàu hũ rau ngót Bột đậu phộng rau mồng tơi
CN Bột sữa bông cải xanh Bột thịt bò rau dền Bột thịt bò rau dền

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của bé. Do đó, các mẹ cần lựa chọn và kết hợp đa dạng các nguồn thực phẩm an toàn, bổ dưỡng cho bé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *