Khi mang thai, mọi loại thực phẩm dung nạp vào để nuôi dưỡng cơ thể người mẹ và em bé. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là mẹ bầu phải ăn gấp đôi bình thường. Trong chế độ dinh dưỡng mang thai tuần 17, các chị em chỉ cần tiêu thụ thêm 340 calo mỗi ngày là có thể đảm bảo sức khỏe cho thai kỳ.
Dinh dưỡng mang thai tuần 17 và những chất cần thiết
1. Thực phẩm giàu protein
Một chế độ ăn giàu protein là rất cần thiết để đảm bảo đủ chất cho em bé lớn lên khỏe mạnh bình thường. Bà bầu cần biết rằng cơ bắp, da và các cơ quan của thai nhi rất cần protein để duy trì và phát triển. Những thực phẩm giàu protein là thịt gà, thịt lợn, thịt bò, trứng, các loại hạt, ngũ cốc, đậu…
2. Thực phẩm giàu chất xơ
Táo bón là tình trạng rất hay gặp trong quá trình mang thai. Nếu bà bầu không bổ sung lượng chất xơ cần thiết cũng rất dễ bị táo bón, khi đó không chỉ bà bầu khó chịu mà còn ảnh hưởng tới cả sự phát triển của thai nhi.
Táo bón là một trong những triệu chứng thường gặp do chế độ ăn uống chưa được phù hợp, sử dụng các loại thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa. Tình trạng này đôi khi xuất hiện, khiến người mắc triệu chứng luôn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi.…
Một số thực phẩm giàu chất xơ tốt cho khẩu phần ăn của phụ nữ mang thai:
– Quả cam: Theo các nhà khoa học, cam là một trong những loại trái cây có chứa nhiều vitamin C, vitamin A, canxi và chất xơ… rất bổ dưỡng cho cơ thể phụ nữ mang thai. Một quả cam cỡ trung bình có 3g chất xơ (trong khi nước cam ép thì ít xơ hơn). Ăn cam làm giảm gia tăng lượng đường trong máu, tốt cho người mẹ bị chứng tiểu đường thai kỳ.
– Súp lơ xanh: Ngoài vitamin C, folate, sắt, canxi, beta-caroten, súp lơ xanh còn dồi dào chất xơ. Một phần súp lơ nấu canh, luộc hoặc xào với thịt gà rất ngon miệng, lại bổ dưỡng. Ngoài ra, súp lơ xanh còn rất giàu chất chống oxy hóa, tốt cho hệ tiêu hóa của phụ nữ mang thai.
– Các loại đỗ: Các loại đỗ luôn đứng đầu trong danh sách các thực phẩm giàu chất xơ. Một nửa bát đỗ nhỏ nấu chín cung cấp 9,5g chất xơ mỗi ngày. Đỗ giàu chất xơ hòa tan tự nhiên (một loại chất xơ giúp ngăn chặn tăng nhanh lượng đường trong máu sau bữa cơm, rất tốt cho người mẹ bị đái tháo đường).
– Bí ngô: Ngoài chất xơ, bí ngô còn chứa nhiều dinh dưỡng quan trọng khác như beta-caroten, vitamin E, vitamin B6, folate, sắt, magiê. Bí ngô đem hầm nhừ hoặc nấu canh đều rất tốt. Không những thế bí ngô còn được chứng minh chứa chất chống stress, giúp bà bầu có tinh thần phấn chấn.
3. Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất
Vitamin là chất rất cần thiết đối với cơ thể con người, đặc biệt là khi bà bầu mang thai vào giai đoạn tháng thứ 5 này cần phải cung cấp lượng vitamin đầy đủ cho mẹ và bé. Vitamin có chức năng tăng sức đề kháng, giúp bà bầu ngăn ngừa mắc bệnh cảm cúm,… đồng thời giúp quá trình hấp thu canxi đầy đủ cho việc xương bé phát triển chắc khỏe. Để bổ sung đủ lượng vitamin bà bầu tháng thứ 5 nên ăn các thực phẩm như rau xanh, trái cây, gan lợn, giò heo, các loại hạt, rong biển, tôm… Trái cây tươi cũng là những thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đồng thời có hương vị ngon nên bà bầu rất dễ thưởng thức. Đây là loại thực phẩm nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của bà bầu trong suốt thai kỳ của mình. Những gợi ý về trái cây cho mẹ bầu là táo, lê, chuối, kiwi, cam, dâu, nho…
Táo không chỉ là loại quả có mùi vị ngọt thơm mà còn chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi, nhất là với phụ nữ mang thai. Theo các chuyên gia khoa học, bà bầu nên ăn táo thường xuyên để tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và bé. Bà…
4. Bổ sung DHA
DHA là một loại axit béo omega 3, có vai trò quan trọng trong sự phát triển của thai nhi. DHA cần thiết cho sự phát triển thị giác và thần kinh của bé. Phụ nữ mang thai ở tuần 17 cần 200 – 300 mg DHA mỗi ngày để đảm bảo sự phát triển tối ưu. Các nguồn thực phẩm tốt nhất của DHA là hải sản như cá hồi, cá ngừ, cá da trơn. Nhưng tuyệt đối nói không với cá thu, cá kiếm, cá kình… nhé vì nó có chất thủy ngân ảnh hưởng đến hệ thần kinh của bé.
Nguyên tắc dinh dưỡng mang thai tuần 17 mẹ bầu cần biết
1. Ăn “chuẩn” 6 bữa/ngày:
Theo tính toán của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mỗi ngày phụ nữ mang thai cần nạp vào cơ thể khoảng 2.200-2.900 calories. Và nhu cầu calorie sẽ tăng lên dần theo sự phát triển của thai nhi. Do đó, dù muốn hay không, để đảm bảo dinh dưỡng cho cả mẹ và con theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bắt buộc phải nạp đủ lượng calorie cần thiết mỗi ngày cho cơ thể.
Chia nhỏ bữa ăn thành 6 bữa/ngày không chỉ giúp mẹ bầu kiểm soát tốt những cơn nghén, buồn nôn, giảm bớt những khó chịu do sự thay đổi các hóc-môn nội tiết tố trong cơ thể gây ra… mà vẫn luôn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho thai kỳ.
Hơn nữa kể từ tam cá nguyệt thứ 2 thai kỳ, việc tuân thủ chế độ ăn này còn giúp mẹ bầu kiểm soát được cân nặng của mình, tránh tăng cân quá nhiều dẫn đến phải đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật trong thai kỳ như tiểu đường, huyết áp… Đồng thời, chế độ 6 bữa/ ngày còn giúp mẹ giữ được dáng chuẩn trong thai kỳ và nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau sinh.
2. Không được bỏ bữa sáng
Bữa ăn sáng là bữa ăn quan trọng vì nó cung cấp dưỡng chất cho cả ngày và giúp cơ thể phục hồi sau một đêm. Ăn sáng không chỉ cung cấp năng lượng cho mẹ và bé mà còn làm giảm các triệu chứng ốm nghén hiệu quả. Ngoài ra, ăn sáng cũng giúp cho tinh thần mẹ mạnh khỏe hơn và ít căng thẳng hơn.
Bữa ăn sáng nên có ngũ cốc, sữa chua, hoa quả… chúng sẽ bổ sung axit folic, sắt và vitamin cho mẹ bầu.
Yến mạch, sữa chua Hy Lạp, bưởi, chuối, đu đủ… trong bữa sáng cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, theo Health. Nếu bạn vội vàng ra khỏi nhà vào buổi sáng và không có gì để ăn, hãy cân nhắc điều này: Không ăn sáng có thể…
3. Nói “không” với đồ ăn chưa chín
Các loại hải sản sống như sushi, hàu hoặc các loại chế phẩm từ sữa chưa tiệt trùng như: phô mai, hoặc các món ăn không được chế biến chín kỹ như thịt muối, pate… đều là nhóm thực phẩm mẹ bầu nên tránh xa. Chúng chứa những mầm bệnh nguy hiểm và gây hại đến cả mẹ và bé.
4. Ăn cá đều đặn 2 lần/tuần
Mẹ bầu nên ăn cá hai lần mỗi tuần để giúp trẻ sau này thông minh và có trí nhớ tốt. Cá có chứa nhiều axit amin tốt cho sự phát triển trí nào như:AA, EPA, DHA… Cá mòi, cá hồi… là những loại cá giàu dưỡng chất này hơn cả.
5. Uống nhiều nước và các loại chất lỏng
Mẹ bầu dễ bị mất nước hơn bình thường vì sự bài tiết có xu hướng mạnh mẽ hơn. Theo đó mẹ nên uống nhiều nước lọc và các loại nước hoa quả. Bên cạnh đó, mẹ bầu không nên uống nước có ga hoặc các loại nước ngọt sẽ không tốt cho sức khỏe.
Theo Dinhduong.online tổng hợp