Ở tuần thai thứ 16, thai nhi nặng khoảng 100g tương đương một quả bơ. Bé yêu trong bụng đang phát triển rất nhanh hệ xương và răng. Do đó trong chế độ dinh dưỡng mang thai tuần 16, các mẹ bầu cần tập trung bổ sung canxi và vitamin D.
Khi mang thai sự trao đổi chất ở cơ thể người mẹ thay đổi đáng kể. Do đó người mẹ cần chú trọng hơn về vấn đề dinh dưỡng, ăn uống đủ chất dù là ở bất cứ thời điểm nào cũng vậy. Dinh dưỡng cho bà bầu ở tuần 16 thai kỳ cần lưu ý:
Bổ sung canxi đúng cách
Một số thức ăn chứa nhiều canxi hơn cả như: cua đồng (5.040mg%, tức là có 5.040mg canxi trong 100g cua); tôm đồng (1.120mg%); sữa bột (939mg%), sữa bò và dê tươi (147mg%). Trong các loại thức ăn thực vật thì vừng (1.200mg%), rau cần (325mg%), cà rốt (323mg%) sữa đậu nành (224mg%)…
Các vấn đề sức khỏe liên quan đến việc thiếu hụt canxi như suy dinh dưỡng, thấp còi, loãng xương là những tình trạng thường gặp ở Việt Nam ở mọi lứa tuổi, cả ở nông thôn và thành thị. Vậy có thể tăng cường bổ sung những loại thực…
Tuy vậy không phải ăn vào bao nhiêu canxi thì cơ thể hấp thu được hết. Tùy theo loại thức ăn, tùy cơ thể mỗi người, tùy thành phần của phospho và vitamin D mà sự hấp thu canxi nhiều hay ít. Ở phụ nữ mang thai, việc ăn uống đầy đủ với thức ăn đa dạng, nhiều rau, củ, quả, không kiêng khem vô lý. Đối với vấn đề dinh dưỡng mang thai tuần 16, việc chọn lựa thức ăn có nhiều canxi là điều cần thiết, tránh được tình trạng thiếu canxi cho cả mẹ và thai.
Ngoài việc bổ sung canxi bằng thực phẩm tự nhiên, các mẹ bầu có thể hấp thu canxi bằng các loại thuốc có canxi. Tuy nhiên trước khi dùng, chúng ta cần tham khảo qua ý kiến của bác sĩ.
Các vitamin cần thiết cho thai kỳ tuần 16
1. Vitamin A
Vitamin A giúp tăng sức đề kháng cho phụ nữ mang thai, thúc đẩy sự phát triển của thai nhi. Vitamin A có trong trứng, sữa, tôm, cá, gan các loài động vật. Các loại rau quả có màu đậm (như rau ngót, rau muống, rau dền, rau đay, rau khoai loang, cần ta, gấc, cà rốt, bí đỏ, đu đủ, xoài, củ khoai lang nghệ…) có nhiều caroten, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A.
Vitamin A là một nhóm các hợp chất chống oxy hóa, đóng vai trò then chốt trong việc mang lại cho bạn một cơ thể khỏe mạnh. Một chế độ ăn giàu vitamin A có thể giúp ngăn ngừa bệnh quáng gà, khô và viêm mắt. Bên cạnh đó, Vitamin…
2. Vitamin nhóm B
Vitamin nhóm B có thể tăng cảm giác thèm ăn, giúp tiêu hóa, thúc đẩy sự phát triển và việc bài tiết sữa của phụ nữ mang thai…
- Vitamin B1: Có nhiều trong ngũ cốc và các loại đậu (hạt) như gạo, bột mì, bột đậu xanh.
- Vitamin B2: Hạt ngũ cốc toàn phần, thức ăn có nguồn gốc động vật.
- Vitamin B6: có nhiều trong gan bê, ruốc thịt, thịt gà, ngô…
- Vitamin B9 (hay còn gọi là axit folic) có nhiều trong măng tây, rau xanh, gan, thịt gà, trứng.
3. Vitamin C
Là một trong những chất chống oxy hóa, vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hệ thống miễn dịch của cơ thể. Đặc biệt, đối với những mẹ mong muốn có một thai kỳ khỏe mạnh, vitamin C là một nhân tố không thể “vắng mặt”.
Theo các chuyên gia, trong 3 tháng giữa thai kỳ, mỗi mẹ bầu nên bổ sung khoảng 85 mg vitamin C hàng ngày.
Thành phần vitamin C trong một số thực phẩm:
- 250 ml nước cam ép: 124 mg
- 250 ml nước ép nho: 94 mg
- 1 quả kiwi: 70 mg
- 1/2 chén ớt chuông đỏ: 59 mg
- 1/2 chén dâu tây: 49 mg
- 1/2 chén bông cải xanh nấu chín: 51 mg
- 1/2 chén đu đủ: 43 mg
- 1/2 chén xoài: 23mg
- 1/2 chén bắp cải luộc: 28 mg
- 1/2 chén cà chua bi: 10 mg
4. Vitamin D
Vitamin D (D3) là một loại vitamin tan được trong chất béo, chúng giúp cơ thể người mẹ hấp thụ tốt nhất lượng canxi, giúp mẹ bầu tổng hợp được vitamin D từ ánh nắng mặt trời.
Thiếu hụt vitamin D trong quá trình mang thai sẽ khiến bà bầu có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, tiền sản giật (huyết áp cao và protein dư thừa trong nước tiểu), nhiễm trùng âm đạo và thậm chí là khiến sinh non hoặc thai nhi tử vong vì thiếu chất. Đối với bào thai trong bụng, khi bà mẹ bổ sung thiếu vitamin D, bé sau này có khả năng bị nhẹ cân, sâu răng, gia tăng bệnh hen suyễn và viêm nhiễm đường hô hấp, làm mềm hộp sọ ở trẻ sơ sinh.
Các thai phụ, đặc biệt là chị em mới “lên chức” lần đầu cần theo dõi các giai đoạn phát triển của thai nhi theo tuần để hiểu hơn về cuộc sống của con từ khi còn trong bụng mẹ. Bà bầu ăn gì để con thông minh và phát triển trí…
Cơ thể tạo ra vitamin D đó là tắm nắng, khi đó da được tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể bổ sung và ăn các loại thực phẩm chứa nguồn vitamin D này.
Phụ nữ khi mang thai nên ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau xanh, đậu và đặc biệt là đậu nành, hạnh nhân, cá hồi, bông cải xanh, nước cam, sữa, lòng đỏ trứng gà…để bổ sung vitamin D một cách tự nhiên và hiệu quả.
Để bổ sung đầy đủ chất chứ không chỉ là những dưỡng chất gợi ý trên, trong thực đơn dinh dưỡng mang thai tuần 16, các mẹ bầu nên tham khảo thêm vài món ăn: gà hầm hạt sen, chim bồ câu hầm nấm hương, khoai tây nướng phô mai, tôm tươi xào rau hẹ, rau chân vịt, đậu phụ rán…Chúng đều là những món ăn bổ dưỡng, tốt cho thai kỳ.
Khi mang thai, mọi loại thực phẩm dung nạp vào để nuôi dưỡng cơ thể người mẹ và em bé. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là mẹ bầu phải ăn gấp đôi bình thường. Trong chế độ dinh dưỡng mang thai tuần 17, các chị em chỉ cần…
Theo Dinhduong.online tổng hợp