Các tác dụng chữa bệnh từ dinh dưỡng mè đen

Các tác dụng chữa bệnh từ dinh dưỡng mè đen

Trong các loại họ vừng (mè) trắng, vàng, đen thì mè đen có nhiều dược tính nhất. Mè đen được mệnh danh là “thực phẩm bổ dưỡng cổ truyền”. Nhờ những thành phần dinh dưỡng mè đen mà người ta đã chữa khỏi nhiều loại bệnh.

Bạn đang đọc: Các tác dụng chữa bệnh từ dinh dưỡng mè đen

Mè đen được trồng phổ biến ở nước ta có kích thước rất nhỏ, hình bầu dục. Theo đông y, mè đen có vị ngọt, tính bình. Nó có tác dụng dưỡng huyết, nhuận táo. Đa số hạt mè được ép để lấy dầu hoặc chế biến món ăn hoặc làm thuốc. Loại hạt này khi dùng một mình hay khi kết hợp với nhiều loại dược phẩm khác, chúng hoàn toàn phòng ngừa và chữa trị được nhiều loại bệnh.

Các tác dụng chữa bệnh từ dinh dưỡng mè đen

Bảo vệ tim mạch

Trong thành phần dinh dưỡng mè đen, có các chất béo chưa bão hòa có khả năng bảo vệ tim mạch trước nguy cơ bị tổn thương, đồng thời giúp giảm xơ vữa mạch máu và chứng thiếu máu cơ tim.

Khi mắc bệnh tim mạch nên ăn gì thì tốt nhất?

Bệnh tim mạch là bệnh nguy hiểm và chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng đến bệnh. Vậy thì khi mắc bệnh tim mạch nên ăn gì thì tốt nhất để giảm thiểu hậu quả cũng như ngăn ngừa bệnh. Người bệnh ung thư kiêng ăn gì để tránh gây…

Phòng ngừa ung thư

Trong hạt mè đen có chứa nhiều chất chống ôxy hóa mạnh, chất khoáng canxi, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, bảo vệ tế bào ruột kết khỏi các chất gây ung thư. Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, do hàm lượng kẽm trong mè đen khá cao, nên những phụ nữ tiền mãn kinh hay người cao tuổi nên sử dụng mè đen hàng ngày để giảm hiện tượng loãng xương.

Giải độc cơ thể

Mè đen có tác dụng thanh nhiệt, làm mát cơ thể và hỗ trợ giải độc gan hiệu quả. Nhiều người đã áp dụng thành công liệu pháp nhai dầu hoặc súc miệng dầu mè trong 15-20 phút mỗi ngày, kéo chất độc trong cơ thể ra, phương pháp tuy đơn giản nhưng có lợi cho sức khỏe.

Chữa trị táo bón, kiết lỵ

Với những ai thường bị táo bón, chúng ta nên ăn một nắm hạt mè đen (30g/ngày). Hoặc chế biến nấu cháo mè ăn cho dễ. Còn theo kinh nghiệm của nhiều bà mẹ có con bị táo bón, rang mè đen lên với một lượng vừa phải, rồi xay nhuyễn trộn với cháo hoặc bột cho các bé. Đối với chứng kiết lỵ lâu ngày, chúng ta cần thực hiện bài thuốc sau: lấy một vốc hạt mè giã nhỏ, nấu chín rồi pha vào một thìa cà phê mật ong. Mỗi ngày uống 2 lần như thế, uống liên tục trong vài ngày bảo đảm hiệu quả.

cac-tac-dung-chua-benh-tu-dinh-duong-me-den-2

>>>>>Xem thêm: Có nên cho bé ăn quả óc chó không?

Chữa bụng đầy trướng

Một bài thuốc vô cùng đơn giản cho những ai hay gặp chứng đầy hơi, đầy bụng, khó tiêu. Nấu một chén mè đen thành cháo, thêm ít muối và một miếng vỏ quýt thái nhỏ. Múc ra để hơi nguội, húp ăn sẽ nhanh khỏi.

Chữa tóc bạc sớm

Y học dân gian cho rằng đây là loại thuốc cực kì hiệu quả làm đen tóc, sáng da. Dùng mè đen và táo nhục với số lượng bằng nhau. Rồi sấy khô tán bột, vò thành viên thuốc nhỏ. Mỗi lần uống khoảng 20 viên, ngày hai lần, sáng và tối. Sau một khoảng thời gian ngắn, tóc sẽ mọc tốt và đen trở lại.

Hy vọng với những thông tin trên, các bạn sẽ sớm tìm được những bài thuốc hiệu quả từ dinh dưỡng mè đen. Chúng ta có thể áp dụng cho bản thân hoặc chia sẻ đến người quen, người thân trong gia đình nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *