Gan đóng vai trò hết sức quan trọng như giải độc, hoạt hóa vitamin, xử lý các chất hóa học khác như đường, mỡ, đạm và hỗ trợ hấp thụ hiệu quả cho cơ thể con người. Khi bị bệnh gan, bệnh nhân luôn quan tâm tìm kiếm loại thực phẩm phù hợp để hỗ trợ điều trị an toàn. Vậy bệnh gan nên ăn gì và kiêng gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Bệnh gan nên ăn gì?
Thực phẩm giàu protein
Các loại thực phẩm giàu protein tốt cho người điều trị bệnh gan như ngũ cốc, rau, củ, quả, thịt, cá, trứng, sữa, đậu phụ… Trong nhóm thực phẩm này chúng ta cần chú ý đến sữa bò, do thành phần sữa bò chứa chất béo khó tiêu nên chỉ dùng một lượng nhỏ sữa bò trong đời sống hàng ngày. Khi sử dụng các loại thành phần thực phẩm chứa protein sẽ giúp quá trình điều hòa, trao đổi chất trong cơ thể diễn ra thuận lợi. Mặt khác, protein cũng được xem là thành phần chính của tế bào giúp bảo vệ cơ thể.
Phần lớn chúng ta có xu hướng bỏ qua hoặc đánh giá thấp tầm quan trọng của việc ăn các thực phẩm giàu protein. Với nhịp sống sôi động và thay đổi liên tục như hiện nay, chúng ta ít có dịp dừng lại và suy nghĩ về cách ăn…
Chất béo
Các bệnh nhân bị bệnh gan cần hết sức lưu ý là chúng ta chỉ hạn chế cung cấp quá nhiều chất béo cho cơ thể chứ không phải là kiêng hoàn toàn chất béo trong các bữa ăn hàng ngày. Chúng ta có thể dùng dầu thực vật, dầu đậu nành, dầu mè, cá, lòng đỏ trứng gà hay đậu mè có thành phần axit béo và omega-3 cực tốt cho sức khỏe. Chính vì vậy, để trả lời cho thắc mắc bị bệnh gan nên ăn gì thì các loại thực phẩm vừa kể trên chính là những gợi ý tốt cho người bệnh.
Bổ sung vitamin và khoáng chất
Đối với bệnh nhân mắc các bệnh về gan, chúng ta cần tăng cường cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất có trong các loại thực phẩm sau đây:
+ Rau, củ, quả tươi mát hàng ngày sẽ có tác dụng an toàn để giải độc cho gan. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể tăng cường năng lượng cho cơ thể bằng các loại nước ép hoa quả như cam, chanh, dưa hấu, cà rốt…
+ Gan gà, gan lợn chứa nhiều vitamin A.
+ Bổ sung các loại vitamin C trong cam, quýt…
Dinh Dưỡng cho người bệnh viêm gan
Mục tiêu chính của dinh dưỡng là:
Giữ cán cân trung bình. Ðừng ăn ít hơn hoặc nhiều hơn sự cần thiết của cơ thể. Người mập quá, nên xuống ký. Người ốm quá nên lên cân.
Cung cấp cho cơ thể chúng ta những chất bổ và khoáng chất cần thiết.
Sau đây là bản so sánh giữa các nhiên liệu chứa đựng trong các loại thịt thông thường:
90 Grams | Chất Ðạm (Proteins) | Năng Lượng (Calories) |
Mỡ (Fat) |
Mỡ Bảo Hòa (Saturated Fat) | Choles-terol (mg) |
Thịt Bò | 21 g | 240 | 15 | 6.4 | 77 |
Thịt Cừu | 14 g | 205 | 20 | 8.8 | 63 |
Thịt Dê | 26 g | 136 | 2.8 | 1 | 66 |
Thịt Gà Tây | 25 g | 135 | 3 | 0.9 | 59 |
Thịt Gà | 20 g | 140 | 1 | 0.3 | 55 |
Thịt Heo | 14 g | 275 | 18.2 | 6.8 | 62 |
Thịt Nai | 26 g | 126 | 1.6 | 0.6 | 65 |
Ngoài ra, mỗi một ngày chúng ta nên ăn khoảng 20 đến 30 gram chất sơ. Ðiều này nói dễ hơn làm. Tuy chất sơ có nhiều trong các loại rau và trái cây, muốn đạt được số lượng chất sợi kể trên chúng ta phải ăn từ 10 đến 15 các loại trái cây khác nhau mỗi ngày. Một số bệnh nhân có thể bị “sình bụng” khi ăn quá nhiều chất sợi. Ðể tránh bị những phản ứng phụ này, quý vị có thể tăng số lượng trái cây và rau quả một cách từ từ. Sau đây là một vài thí dụ điển hình của thức ăn chứa đựng nhiều chất sơ:
Thức Ăn | Khẩu Phần | Chất Sơ (grams) |
Bánh Mì Nâu
(whole wheat) |
1 lát | 2.0 |
Bánh mì trắng | 1 lát | 0.9 |
Broccoli | 1 cốc (cup) | 6.5 |
Cam | 1 quả nhỏ | 3.0 |
Cà Rốt sống | 4 củ | 1.7 |
Chuối | 1 trái cỡ trung | 2.0 |
Cơm trắng | 1 bát nhỏ | 1.5 |
Dứa tươi | 3/4 cốc (cup) | 1.4 |
Ðậu Ðen / Ðậu Ðỏ | 1/2 cốc (cup) | 5.5 |
Ðậu Ðũa | 1 cốc (cup) | 4.2 |
Gạo Lức | 1/2 cốc (chưa nấu) | 5.5 |
Khoai Tây | 1 củ nhỏ | 4.2 |
Lê | 1 trái nhỏ | 3.0 |
Mận khô | 3 trái nhỏ | 1.7 |
Mận tươi | 2 trái nhỏ | 2.4 |
Măng tây | 1/2 cốc (cup) | 1.8 |
Nho tươi | 15 trái nhỏ | 0.5 |
Sà lách xanh | 1 cốc (cup) | 0.5 |
Táo | 1 trái nhỏ | 2.8 |
Xoài | 1 quả nhỏ | 6.0 |
Nếu vì một lý do nào đó, quý vị không thể ăn đủ 20 đến 30 grams chất sơ mỗi ngày, quý vị có thể uống thêm một số chất sợi được bầy bán trên thị trường mà không cần toa bác sĩ như Citrucel, Fiberall, Metamucil v.v. Nếu được quý vị nên chọn loại chất sợi có thể tan trong nước (water soluble fiber) như methylcellulose, và tránh dùng những chất sợi như psyllium. Chất psyllium có thể lên men trong ruột già gây ra sình bụng hoặc đau “quặn bụng”. Các loại rau muống, rau rền, rau cải cúc v.v. là những thức ăn thuần túy Việt Nam với số lượng chất sợi rất cao.
THỰC PHẨM CHO NGƯỜI VIÊM GAN CẤP TÍNH:
- Ăn thành nhiều bữa, mỗi bữa một ít.
- Tránh những thức ăn quá nặng nề với nhiều gia vị, dầu mỡ.
- Uống nhiều nước. Nước ấm thường dễ uống hơn nước quá lạnh.
- Nên nghỉ ngơi thường xuyên và tránh làm việc quá nặng nhọc.
- Nên dùng những phương pháp “nhẹ nhàng” để thuyên giảm những triệu chứng khó chịu, trước khi dùng đến thuốc men.
- Nếu phải dùng thuốc, nên dùng càng ít càng tốt.
- Tuyệt đối không được uống rượu bia trong thời gian này, dầu chỉ một ít mà thôi.
- Nếu triệu chứng trở nên quá nặng, xin liên lạc với bác sĩ của quý vị càng sớm càng tốt.
Khi bị viêm gan cấp tính, bệnh nhân có thể bị đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn và ói mửa, tương tự như những cơn cảm cúm đường ruột hay khi bị ngộ độc thức ăn. Nếu nôn ói trở nên trầm trọng hơn hoặc tiếp tục kéo dài, họ phải nhập viện trước khi kiệt sức vì mất quá nhiều nước.
Ngược lại, nếu chỉ hơi nôn nao khó chịu, bệnh có thể được chữa tại gia. Trong trường hợp này, họ chỉ nên dùng các thức ăn nhẹ, không dầu mỡ, ít gia vị. Thường nên ăn nhiều hơn vào buổi sáng, khi cơ thể còn tương đối khỏe mạnh. Vào xế chiều cơ thể bệnh nhân viêm gan cấp tính thường mệt mỏi hơn, nên dễ buồn nôn hơn. Ðể tránh bị đầy bụng, khó chịu buồn nôn sau mỗi bữa ăn, họ nên thi hành câu châm ngôn: “Ăn ít no lâu, ăn nhiều dễ ói”. Nghĩa là họ nên ăn thành nhiều bữa, mỗi lần một ít. Một số bác sĩ tin rằng, người bệnh viêm gan cấp tính nên ăn nhiều năng lượng (calories) hơn so với lúc chưa bị bệnh. Năng lượng này rất cần thiết trong việc hồi phục những tế bào gan nói riêng và toàn cơ thể nói chung.
Như đã trình bầy trong chương “Bệnh viêm gan A”, quý vị nên dùng phương pháp “đau đâu chữa đó”. Ðiều này có nghĩa là quý vị chỉ nên uống thuốc trong trường hợp thật cần thiết mà thôi. Tránh dùng quá liều các loại thuốc có thể hại đến gan, chẳng hạn như Tylenol (Acetaminophen). Tránh uống rượu và bia. May mắn thay, đa số triệu chứng của bệnh viêm gan cấp tính từ các loại vi khuẩn viêm gan, nếu có, chỉ kéo dài vài ngày tới vài tuần. Một khi gan bình phục bệnh nhân có thể ăn uống lại bình thường mà không phải kiêng cữ gì cả.
THỰC PHẨM CHO NGƯỜI VIÊM GAN KINH NIÊN
- Tiếp tục ăn uống một cách bình thường. Nên thay đổi nhiều loại thức ăn khác nhau.
- Kiêng dầu mỡ và các chất béo như mọi người khác (không bị viêm gan).
- Nên ăn nhiều rau và trái cây để có nhiều chất sinh tố và chất sợi.
- Nên uống thêm thuốc bổ, nhưng nên tránh thuốc có chứa nhiều chất sắt.
- Nên ăn nhiều chất đạm (protein), nhất là chất đạm từ thực vật.
- Tránh uống rượu hoặc bia.
Cho đến nay Hội Y Sĩ Ðoàn Hoa Kỳ vẫn chưa có lời khuyên chính thức về thực đơn hay thực phẩm dành riêng cho người bị viêm gan kinh niên. Bệnh nhân viêm gan kinh niên trong những giai đoạn đầu, thường vẫn tiếp tục cảm thấy rất khỏe khoắn. Sự hấp thụ và tiêu hóa thức ăn vẫn chưa gặp bất cứ một trở ngại nào. Tuy nhiên, khi bệnh trở nên nặng hơn, hệ thống tiêu hóa trở nên yếu dần. Vì thế, người bị viêm gan kinh niên, với thời gian tính, không ít thì nhiều sẽ bị thiếu dinh dưỡng, mặc dầu cơ thể bên ngoài của họ vẫn có vẻ “mập mạp” và khỏe mạnh như xưa. Nói một cách khác, người viêm gan kinh niên không nên ăn uống kiêng khem một cách cực khổ. Họ cần phải ăn uống thật đầy đủ với nhiều loại thực phẩm khác nhau, thay đổi mỗi ngày, để cung cấp cho cơ thể những chất bổ, chất đạm cần thiết. Họ nên uống mỗi ngày một viên multi-vitamin. Ngoài thuốc bổ thông thường họ cần uống thêm thiamine và folic acid, nhất là nếu họ bị viêm gan vì uống rượu bia quá nhiều trong một thời gian quá lâu.
Nên kiên thực phẩm gì khi bị bệnh gan?
Bên cạnh việc quan tâm bệnh gan nên ăn gì, người bệnh còn cần lưu ý những nhóm thực phẩm không nên sử dụng trong việc điều trị các bệnh về gan. Cụ thể là tránh dùng nhóm thực phẩm sau đây:
– Tránh ăn quá nhiều chất béo nhất là dùng các thực phẩm được chiên xào với nhiều dầu mỡ, đồ ngọt.
– Tránh xa rượu, bia, thuốc lá… Các loại thức uống chứa cồn, chất kích thích này làm ảnh hưởng đến chức năng gan.
Việc sử dụng rượu bia quá mức không chỉ dẫn đến tình trạng say rượu thông thường, mà còn có nguy cơ gây ngộ độc rất có hại cho sức khoe. Hầu hết các trước hợp ngộ độc rượu đều được nhận định do uống quá nhiều rượu có pha…
– Với trường hợp bệnh nhân bị xơ gan cổ trướng, chúng ta cần hạn chế thực phẩm chứa quá nhiều muối, thay vào đó hãy dùng thực phẩm hỗ trợ tiểu tiện dễ dàng.
– Không nên dùng thực phẩm có tẩm ướp các loại gia vị cay như ớt, tiêu… sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hệ tiêu hóa và gan.
– Tránh sử dụng thực phẩm đóng hộp, đồ ăn đã được chế biến sẵn vì chúng thường chứa chất bảo quản.
– Tránh lạm dụng thuốc bổ vì có nguy cơ gây mất cân bằng chức năng gan.
– Chỉ sử dụng protein với lượng phù hợp, tránh dùng quá nhiều sẽ dễ làm bệnh nhân bị đầy bụng, khó tiêu.
– Kiên dùng các loại hải sản như tôm, ốc, mực, sứa biển vì chúng chứa lượng đồng lớn gây phá hủy gan.
Hy vọng bài viết này đã giúp các bệnh nhân mắc bệnh gan đã có đáp án cho câu hỏi bệnh gan nên ăn gì và cần tránh các loại thực phẩm có hại nhằm bảo vệ gan hiệu quả nhất. Chúc các bạn sống vui, sống khỏe với tế bào gan thật lành mạnh.
Xơ gan là một trong những bệnh lý nghiêm trọng về gan, do những biến chứng từ các căn bệnh như viêm gan B, D, E hoặc gan nhiễm mỡ. Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh, một trong những ảnh hưởng lớn nhất khiến tình trạng xơ gan ngày…
Theo Dinhduong.online tổng hợp