Bên cạnh có lối sống lành mạnh, việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý cũng có vai trò rất quan trọng trong việc dự phòng và hỗ trợ bệnh tim mạch. Vậy ăn gì tốt cho tim mạch? Cần lưu ý gì khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tim mạch?
Khi nói đến chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh tim mạch có rất nhiều mối quan tâm xoay quanh vấn đề bệnh tim nên uống sữa nào? Bởi không phải loại sữa nào cũng bổ dưỡng và phù hợp với quá trình điều trị của bệnh nhân. Khi mắc…
1. Ăn gì tốt cho tim mạch?
Bệnh tim mạch là bệnh lý thường gặp, gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh tim mạch có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm và đe dọa tính mạng người bệnh.
Những nhóm thực phẩm dưới đây sẽ giúp phòng ngừa bệnh tim mạch và cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn.
– Các loại cá tươi
Không chỉ là nguồn đạm có lợi cho sức khỏe, omega-3 có trong các loại cá tươi như cá thu, cà mòi, cá trích, cá ngừ đại dương, cá hồi…còn có nhiều tác dụng tốt trong phòng ngừa bệnh tim mạch. Duy trì chế độ ăn giàu cá tươi sẽ giúp điều hòa lượng chất béo và huyết áp, giảm cholesterol trong cơ thể và ngăn cản kết dính tiểu cầu. Nhờ đó, ngăn ngừa hình thành các cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu và các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, đau tim, vỡ mạch máu…
Cá hồi giàu omega-3 rất tốt cho sức khỏe tim mạch
– Các loại rau củ
Các loại rau củ là nhóm thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày bởi đây là nguồn dồi dào vitamin, chất xơ và khoáng chất. Bên cạnh đó, rau củ còn có chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa và cải thiện nhiều loại bệnh tật, trong đó có các bệnh tim mạch.
Các loại rau củ giúp phòng ngừa bệnh tim mạch như:
- Cải bó xôi, cải xoăn.
- Măng tây.
- Súp lơ xanh.
- các loại củ có màu vàng, vàng cam như khoai lang, cà rốt, bí đỏ…
– Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ và nhiều chất dinh dưỡng khác có tác dụng giúp điều hòa cholesterol và giảm mỡ máu. Không chỉ vậy, ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt còn giúp bạn duy trì cân nặng lý tưởng nhờ cảm giác no lâu và đặc biệt là giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.
Các loại ngũ cốc nguyên hạt tốt cho tim mạch:
- Yến mạch.
- Hạt quinoa.
- Hạt farro.
- Lúa mạch.
– Quả mọng
Các loại quả mọng như dâu tây, việt quất, mâm xôi, dâu đen, kỷ tử, nho…cũng là một trong những nhóm thực phẩm bạn nên bổ sung vào danh sách “Ăn gì tốt cho tim mạch”. Bởi loại quả này rất giàu Polyphenol, một hợp chất chống oxy hóa cao cũng như chứa nhiều chất xơ, sắt, vitamin A, vitamin C, Folate…đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch.
Bạn nên bổ sung các loại quả mọng vào chế độ ăn uống để phòng bệnh tim mạch
– Các loại đậu
Đậu nành, đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu lăng, đậu trắng, đậu đen, đậu pinto, đậu lima…có nhiều chất xơ hòa tan, folate, magie, canxi, omega-3 và các loại vitamin B rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Vì vậy, nếu bạn đang không biết ăn gì tốt cho tim mạch thì đừng quên bổ sung nhóm thực phẩm này vào khẩu phần ăn để giúp điều hòa nhịp tim và huyết áp, duy trì chỉ số đường huyết và hàm lượng cholesterol trong máu luôn ổn định.
– Trái cây giàu kali
Kali là khoáng chất giúp ổn định nhịp tim, hạ huyết áp và ngăn ngừa nhiều bệnh lý tim mạch. Vì vậy, để nâng cao sức khỏe tim mạch, bạn nên bổ sung các loại trái cây giàu kali như: chuối, cam, quýt, dưa đổ…vào chế độ ăn uống.
– Trà xanh
Với hàm lượng các chất chống oxy hóa cao, trà xanh có thể giảm tới 50% nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tăng huyết áp và đột quỵ. Tuy nhiên, vì là một thức uống kích thích nhẹ nên khi sử dụng cần có liều lượng vừa phải và không nên uống vào buổi tối vì có thể gây mất ngủ.
Với những thực phẩm dễ tìm và bình dân dưới đây, rất có ích cho hệ tim mạch, giúp ngăn ngừa các bệnh về tim, theo khuyến nghị của Livestrong. Dưa hấu Dưa hấu đáp ứng sở thích ăn ngọt của bạn vừa cung cấp một lượng lớn chất xơ…
– Các loại nấm
Nấm tươi là nhóm thực phẩm giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa nhiều bệnh lý, trong đó có bệnh tim mạch. Trong nấm có chức các hoạt chất đặc hữu, giúp ổn định các chức năng trong cơ thể, triệt tiêu các nguy cơ gây bệnh.
Một trong những loại nấm tốt cho sức khỏe tim mạch là nấm lim xanh. Bởi không chỉ chứa nhiều dưỡng chất như đạm, axit amin, khoáng chất…, nấm lim xanh còn có các thành phần giúp cải thiện hoạt động tim như steroid, axit ganoderic, triterpene.
– Thực phẩm giàu chất béo không bão hòa
Các chất béo không bão hòa đơn thể có trong dầu olive, hạt lanh, quả óc chó, quả bơ… giúp tăng cholesterol tốt, giảm cholesterol xấu và cải thiện tình trạng bệnh tim mạch.
Quả óc chó chứa nhiều chất béo không bão hòa vì vậy bạn nên bổ sung nhóm thực phẩm này vào danh sách “Ăn gì tốt cho tim mạch”
– Sữa chua
Không chỉ tốt cho đường tiêu hóa nhờ chứa nhiều probiotic, các loại sữa chua ít béo còn giàu chất chống oxy hóa có nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.
– Dưa lưới
Dưa lưới là nguồn dồi dào vitamin C – một hoạt chất chống oxy hóa cao có khả năng bảo vệ tế bào khỏi các tác hại của gốc tự do. Nhờ đó giảm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành hiệu quả.
2. Bệnh tim mạch nên kiêng ăn gì?
Các nhóm thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch mà bạn nên kiêng:
– Thực phẩm chứa nhiều natri
Thực phẩm có hàm lượng natri cao có thể làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ. Vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng 1 – 2 thìa cà phê muối mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe tim mạch nhé!
– Các chất béo không lành mạnh
Hấp thụ quá nhiều chất béo không lành mạnh sẽ làm tăng nồng độ cholesterol trong máu, dẫn đến sự tích tụ các mảng bám trong động mạch và gây ra các bệnh như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Để hạn chế sử dụng các chất béo không lành mạnh, bạn nên tránh xa các thực phẩm chế biến sẵn, đồ đóng hộp, thức ăn nhanh, thức ăn chiên nhiều dầu mỡ, mỡ động vật…
– Rượu bia, cà phê, nước ngọt có ga
Các loại thức uống có cồn, cà phê, nước ngọt có ga chứa các chất gây ức chế thần kinh, gây hại trực tiếp lên cơ tim nên làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cũng như khiến tình trạng bệnh xấu đi.
– Hạn chế thịt đỏ
Ăn các loại thịt đỏ như: thịt bò, thịt cừu, thịt nai, thịt dê…thường xuyên có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm như bệnh tim mạch, tiểu đường, đột quỵ. Bởi loại thịt này có hàm lượng cholesterol và chất béo bão hòa rất cao.
>>> Xem thêm: Thực đơn dành cho người bị bệnh tim nên ăn gì và kiêng gì?
3. Các lưu ý khi xây dựng chế độ ăn uống cho 1 trái tim khỏe mạnh
– Khi xây dựng chế độ dinh dưỡng tốt cho tim mạch, bạn cần lưu ý phải cân đối đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng thiết yếu của cơ thể: chất đạm, chất béo, chất đường bột và các vitamin, khoáng chất. Trong đó:
- Chất đường bột chiếm 60 – 65% tổng năng lượng trong khẩu phần ăn. Chất đường bột thường có nhiều trong cơm, mì, bún, bánh mì, khoai lang.
- Chất đạm chiếm 10 – 15% trong tổng năng lượng khẩu phần ăn, có nhiều trong thịt, cá, trứng sữa…
- Chất béo chiếm 20 – 25% tổng năng lượng cần thiết, có nhiều trong mỡ động vật, dầu thực vật.
- Vitamin và khoáng chất cung cấp các yếu tố vi lượng, giúp tăng cường sức đề kháng, cơ thể khỏe mạnh hơn.
Cần xây dựng chế độ ăn uống cân bằng giữa 4 nhóm dinh dưỡng thiết yếu của cơ thể
– Mọi thực phẩm đều có những lợi ích và cả những bất lợi nếu sử dụng quá nhiều. Vì vậy, nên sử dụng hợp lý và đa dạng các loại thực phẩm cho bữa ăn như: thịt, cá, rau, trứng, sữa, các loại rau củ…
– Nên chọn lọc chất béo có lợi, hạn chế chất béo xấu, tránh dung nạp quá nhiều chất béo vì dễ dẫn đến nguy cơ xơ vữa động mạch, tai biến, nhồi máu cơ tim.
– Đối với người bệnh tim mạch cần tránh ăn quá nhiều, nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ và ăn vào một khung giờ cố định, không bỏ bữa để hình thành phản xạ cơ thể và giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn.
– Giảm các loại gia vị mặn, chứa nhiều muối và hạn chế các món kho, rim, rang, nước mắm, bột canh.
Bên cạnh đó, cần uống đủ nước mỗi ngày (trung bình khoảng 1,5 – 2 lít) và duy trì các hoạt động thể chất, tập luyện nhẹ nhàng thường xuyên để giúp trái tim luôn khỏe mạnh.
>> Xem thêm: Tầm soát bệnh tim mạch và những điều cần chú ý
Trên đây là những giải đáp “Ăn gì tốt cho tim mạch” và những lưu ý khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho một trái tim khỏe mạnh mà bạn có thể tham khảo. Bệnh tim mạch có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi vì vậy mọi người phải tự chủ động dự phòng bệnh từ sớm bằng cách có chế độ ăn uống hợp lý, lối sống lành mạnh. Ngoài ra nên tầm soát tim mạch theo định kỳ 6 tháng/lần hoặc 1 năm/lần để phát hiện những nguy cơ gây bệnh tim mạch tiềm ẩn và có phương pháp điều trị sớm và phù hợp.
>>Xem thêm: