Bé ba tháng tuổi đã biết làm gì? Những thay đổi cần lưu ý

Bé ba tháng tuổi đã biết làm gì? Những thay đổi cần lưu ý

Chắc hẳn các mẹ bỉm đang rất tò mò rằng bé ba tháng tuổi đã biết làm gì đúng không nhỉ? Theo nghiên cứu, ba tháng đầu là một mốc thời gian quan trọng đánh dấu nhiều sự biến chuyển về sức khỏe, vóc dáng, hành vi… của trẻ sơ sinh. Qua những hành động mà trẻ thực hiện, bạn có thể biết được sự nhận thức và phát triển của trẻ. Cùng tìm hiểu những chuyển biến nổi bật và cách chăm sóc trẻ ba tháng tuổi nhé! 

1. Sự thay đổi của trẻ ba tháng tuổi

Sự thay đổi của trẻ ba tháng tuổi thể hiện rõ nhất qua 3 yếu tố sau:

1.1. Sự tăng trưởng 

Bé ba tháng tuổi đã biết làm gì? Những thay đổi cần lưu ý

Trẻ ba tháng tuổi sẽ có sự tăng trưởng rõ rệt về kích thước lẫn cân nặng

Khi trẻ được 3 tháng tuổi, cơ thể trẻ đã tăng trưởng khoảng 20% chiều cao và 30% trọng lượng cơ thể. So với kích thước khi mới sinh, khung xương đầu của bé hơi lớn hơn một chút, tay chân dài hơn một chút và toàn bộ cấu trúc cơ thể có sự khác biệt hơn với thời điểm ban đầu.

Một điều mà các mẹ cần lưu ý chính là không nên cho trẻ bú bất kỳ lúc nào trẻ quấy khóc. Ở giai đoạn này, trẻ đã bắt đầu có nhận thức và cảm xúc đối với những sự vật, sự việc xung quanh trẻ. 

1.2. Sức khỏe

Một số đặc điểm nổi bật về sức khỏe trong giai đoạn này:

  • Thời gian ngủ trung bình trong một ngày của trẻ là từ 12 – 14 tiếng và ít giật mình dậy vào ban đêm hơn.
  • Bé phát triển đồng đều về cân nặng và chiều cao. Vì thế mẹ nên thường xuyên theo dõi biểu đồ cân nặng của trẻ để biết mức BMI (Body Mass Index – Chỉ số khối cơ thể), tránh để trẻ suy dinh dưỡng hoặc béo phì.

1.3. Vận động

  • Bạn dễ dàng nhận thấy trẻ thích vận động hơn nhiều so với một hoặc hai tháng trước đó. 
  • Bé hay cử động chân tay, xuất hiện nhiều hành động đạp, đá, cầm nắm đồ vật hơn. 
  • Bé tích cực di chuyển cơ thể. 
  • Bé thấy thích khi bạn hỗ trợ bé trở mình. 

Bé ba tháng tuổi đã biết làm gì? Những thay đổi cần lưu ý

Kể từ khi cất tiếng khóc chào đời đầu tiên, trẻ sơ sinh phải tự thích nghi với môi trường sống tự nhiên bên ngoài. Do đó, để giảm thiểu những nguy hại đến sức khỏe và tạo đà tăng trưởng tốt cho con yêu trong năm tháng đầu đời,…

2. Giải đáp bé ba tháng tuổi đã biết làm gì?

Khi được ba tháng tuổi, bé đã có thể làm được rất nhiều hành động như:

2.1. Bé biết cười

Bé ba tháng tuổi đã biết làm gì? Những thay đổi cần lưu ý

Trẻ ba tháng tuổi thường xuyên cười và phản ứng với câu chuyện của bạn

Lúc trẻ được 3 tháng tuổi, bạn sẽ thấy trẻ thường xuyên cười, đôi lúc còn phát ra âm thanh cười lớn. Đây là một cách mà bé phản ứng với những tác động của người chăm sóc. Khi bạn cười, trò chuyện, chọc ghẹo thì bé thường sẽ cười rất sảng khoái.

2.2. Bé biết “giao tiếp” nhiều hơn

Giao tiếp ở đây là những âm thanh “ê”, “a” mà bé phát ra lúc bạn trò chuyện và chơi đùa cùng bé. Bé biết phản hồi lại những câu hỏi của bạn và bắt đầu hiểu được lời bạn nói. Hơn nữa, trẻ cũng nhận biết được là bạn đang đối thoại với chúng chứ không phải ai khác. Nếu bạn tích cực trò chuyện cùng trẻ, khả năng giao tiếp của trẻ sẽ phát triển mạnh. Để hỗ trợ bé “giao tiếp”, bạn có thể tập cho trẻ phát âm theo mình, kể chuyện và miêu tả sự vật cho trẻ. 

2.3. Bé biết khóc để tìm sự dỗ dành

Bé ba tháng tuổi đã biết làm gì? Những thay đổi cần lưu ý

Trẻ ba tháng tuổi biết khóc để tìm sự dỗ dành từ người thân

Đã bao giờ bạn thấy bé mếu máo khóc khi bạn lỡ răn dạy bé chưa? Biểu hiện bé khóc để mong được bạn dỗ dành cũng là một biểu hiện thường thấy khi bé được 3 tháng tuổi đó. Lúc này, tất cả các giác quan của bé hoạt động rất mạnh nên việc cảm nhận được sự thay đổi trong giọng nói và cảm xúc của bạn dành cho bé rất rõ đó. 

2.4. Bé biết nắm lấy đồ vật

Ở giai đoạn này, hoạt động cơ tay của bé phát triển mạnh hơn. Bạn có thể thấy được điều này thông qua việc cầm nắm đồ vật của trẻ. Khi đưa đồ chơi hoặc ngón tay của vào lòng bàn tay, bé có biểu hiện cầm nắm rất chặt. Đây là một dấu hiệu tốt khi bé bắt đầu khả năng điều khiển hoạt động của các cơ. 

2.5. Bé có thói quen mút tay

Bé ba tháng tuổi đã biết làm gì? Những thay đổi cần lưu ý

Bé ba tháng tuổi có thói quen mút tay

Đối với câu hỏi bé ba tháng tuổi đã biết làm gì, mút tay là câu trả lời không thể bỏ qua. Khi bé được 12 tuần tuổi, bạn sẽ thấy bé rất thích đưa tay lên miệng và thực hiện hành động mút tay thường xuyên. Hành động mút tay này là một hành động tự nhiên của trẻ. 

Mút tay mang nhiều ý nghĩa như bé đòi bú sữa mẹ, bé đang cảm thấy khó chịu trong cơ thể hoặc đang cảm thấy lo lắng điều gì đó nên tự tìm cách trấn an bản thân. Tuy nhiên, hành động này khá nguy hiểm nếu móng tay bé không được dũa sát. Phần móng có thể làm tổn thương phần da bên trong vòm họng. Nguy hiểm hơn là nếu có bụi bẩn gì bám vào tay thì vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể bé. 

2.6. Bé nhận biết được mùi quen thuộc

Khi bé được 3 tháng, bé dần quen với mùi của những người thân xung quanh bé. Dấu hiệu rõ ràng nhất là khi bé quấy khóc, bạn bế bé vào lòng thì bỗng nhiên bé cười tươi trở lại, khuôn mặt rạng rỡ. Nếu để cho một người ít tiếp xúc với bé bồng, bé sẽ khóc to hơn để đòi mẹ bế. Điều này minh chứng có việc nhận diện được mùi, tức là sự phát triển mạnh mẽ của khứu giác. 

2.7. Bé ngẩng đầu nhiều hơn

Bé ba tháng tuổi đã biết làm gì? Những thay đổi cần lưu ý

Hành động ngẩng đầu thường thấy ở trẻ 12 tuần tuổi

Bạn cũng nhận thấy được bé thích ngẩng đầu lên và ngẩng đầu thẳng đứng một góc 90 độ. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy bé khỏe mạnh, bé tự điều khiển được các bộ phận trên cơ thể. Khi nằm sấp, bạn thấy bé ngẩng đầu rất rõ mà không cần sự giúp đỡ của bố mẹ. 

2.8. Bé biết chờ đợi

Nếu trong khoảng thời gian trước 3 tháng tuổi, bé sẽ òa khóc liên tục khi đói, khi khó chịu hoặc lo lắng. Bạn đã cảm thấy cực kỳ căng thẳng và luôn trong trạng thái sẵn sàng cho bé bú mà chẳng làm được việc gì khác cả. Nhưng đối với bé được 3 tháng tuổi, bé sẽ học dần cách chờ đợi. Khi bé khóc, bạn nhẹ nhàng an ủi bé và nói bé chờ bạn một lát. Bé sẽ bớt khóc hơn và kiên nhẫn đợi bạn xong việc. Đây là một dấu hiệu tốt cho sự phát triển trí tuệ và thính giác của trẻ. 

2.9. Bé biết nhận diện khuôn mặt

Tương tự với khả năng nhận diện mùi, bé có khả năng quen dần với khuôn mặt của bố, mẹ. Khi đang khóc đòi bế, nếu bé thấy được khuôn mặt quen thuộc của bố, mẹ hay người thường xuyên chăm sóc và yêu thương bé, bé sẽ bớt quấy khóc và cười rất tươi. Thời điểm này cũng là một thời điểm quan trọng trong việc thúc đẩy thị giác của bé hoàn thiện. 

3. Cách giúp trẻ 3 tháng tuổi phát triển toàn diện

Bé ba tháng tuổi đã biết làm gì? Những thay đổi cần lưu ý

Để trẻ 3 tháng phát triển toàn diện, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý

Để giúp trẻ phát triển toàn diện trong giai đoạn này, bạn cần lưu ý một số điểm khi chăm sóc trẻ ba tháng tuổi:

  • Gọi tên trẻ: Để rèn luyện thính giác và khả năng định hướng âm thanh, bạn có thể thực hiện gọi tên trẻ mỗi lần trò chuyện. Việc lặp đi lặp lại tên bé giúp bé nhận diện tên của mình sau này, tăng vận động trí não và khuyến khích sự tập trung.
  • Hỗ trợ tăng sức mạnh vùng cổ và lưng cho trẻ: Như các bạn đã biết, trong giai đoạn 3 tháng tuổi này, bé yêu thích việc ngẩng đầu. Vì vậy, bạn có thể hỗ trợ sức mạnh để trẻ ngẩng đầu khi nằm sấp. Việc hỗ trợ này giúp trẻ quen với việc vận động vùng đầu và cổ. Hơn nữa, tránh để bé ngẩng đầu sai tư thế bởi lúc này xương bé khá yếu nên dễ bị tổn thương. 
  • Chơi cùng trẻ: Bé rất thích trò chuyện và lắng nghe trong giai đoạn này. Bạn nên thường xuyên miêu tả và chuyện trò cùng bé để tăng khả năng thính giác, hỗ trợ phát triển khả năng sáng tạo và quan sát qua việc tiếp nhận những thông tin bạn cung cấp. Bạn có thể dùng thêm một số hình ảnh đồ vật để hỗ trợ thị giác của em bé nha.  
  • Tập nằm sấp: Đây là một tư thế nằm giúp bé dễ nâng đầu và chuẩn bị cho bước trườn, bò của trẻ sau này. Bạn có thể để bé tập nằm sấp trong khoảng 40 – 60 phút/ngày. Mỗi lần tập khoảng 10 phút. Khi mới sinh, phần đầu của trẻ khá mềm. Nếu để trẻ nằm ngửa liên tục, phần đầu phía sau có thể biến dạng. Nằm sấp có rất nhiều tác dụng như hỗ trợ bé quen với dùng lực phần đầu, nền tảng cho trườn, bò, lật sau này, giúp điều khiển phần cơ phần lưng…

4. Lưu ý khi chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi

Bé ba tháng tuổi đã biết làm gì? Những thay đổi cần lưu ý

Một số lưu ý quan trọng khi chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi

Lúc này, một số mẹ bỉm đã chuẩn bị đi làm trở lại, đồng thời lượng sữa cho bé bú cũng không còn dồi dào như trước nữa. Nếu bé không tập quen dần với việc dùng sữa ngoài thì có khả năng bạn không cung cấp đủ sữa cho trẻ, dẫn đến việc thiếu dinh dưỡng để trẻ phát triển hoàn thiện. Khi trẻ lớn thêm một chút nữa (khoảng 4 – 6 tháng tuổi), bạn có thể tập cho trẻ uống dặm sữa ngoài. 

Về giấc ngủ, trẻ sẽ có thời gian ngủ đêm ổn định hơn, không thức dậy liên tục như trước nữa. Giấc ngủ trung bình của trẻ 3 tháng tuổi là từ 7 – 9 tiếng. Ngoài ra, một vài bé sẽ ngủ thêm 4 – 5 tiếng nữa vào ban ngày. Một số dấu hiệu giúp bạn biết trẻ sắp đi ngủ: Bé ngáp nhiều lần, đôi mắt lim dim, dụi mắt nhiều lần. Lưu ý, tránh ép trẻ thức quá khuya vì suy nghĩ rằng trẻ sẽ thức dậy muộn hơn vào sáng mai. Hoạt động sinh lý của trẻ em và người lớn khác nhau nên nếu bạn cố gắng làm như vậy thì đang gián đoạn quá trình hồi phục cơ thể của trẻ. 

Về vệ sinh răng miệng, một số trẻ có khả năng mọc răng trong giai đoạn này. Khi mọc răng sữa, bé thường dễ bị sốt. Bạn cần chuẩn bị thuốc sốt cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ.

Bé ba tháng tuổi đã biết làm gì? Những thay đổi cần lưu ý

Chọn sữa cho bé dưới 1 tuổi như thế nào tốt là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm. Bởi việc trẻ hấp thu dinh dưỡng đầy đủ vào những năm đầu đời sẽ tạo nền tảng để con phát triển khỏe mạnh trong tương lai. Hiểu rõ điều này,…

Trên đây là toàn bộ những thông tin mà bạn cần biết về câu hỏi bé ba tháng tuổi đã biết làm gì. Đây là một mốc thời gian quan trọng, đánh dấu nhiều sự thay đổi toàn diện của trẻ. Bạn nên lưu ý theo dõi sự thay đổi của trẻ trên nhiều bình diện để có thể kịp thời kiểm tra và chăm sóc trẻ phù hợp. 

 

Nguồn tham khảo:

https://www.friso.com.vn/kinh-nghiem-hay/tre-3-thang-tuoi-biet-lam-gi

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *