Nhiều người khi bị đau họng thường tự ý dùng kháng sinh, tuy nhiên phần lớn đau họng không do vi khuẩn mà chỉ vì phản ứng mẫn cảm của cơ thể. Điều quan trọng là chúng ta cần biết làm sao để tăng sức đề kháng. Ngoại trừ kháng sinh, ăn uống là biện pháp sinh học an toàn vừa giải quyết triệu chứng, vừa rút ngắn thời gian phục hồi và nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể. Vậy đau họng nên ăn gì và cần kiêng gì? Hãy đọc hết bài viết bên dưới để biết nhé!
1. Đau họng là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu
Đau họng là tình trạng cổ họng bị đau, rát, khó chịu, có thể kèm theo các triệu chứng khác như sốt, ho, sổ mũi, mệt mỏi,… Đây là một triệu chứng phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thường do nhiễm trùng gây ra.
1.1 Nguyên nhân gây nên đau họng
Có nhiều nguyên nhân gây đau họng, bao gồm:
- Nhiễm trùng: Nhiễm trùng là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau họng.
- Chấn thương: Chấn thương vùng họng, chẳng hạn như do nuốt phải vật cứng, có thể gây đau họng.
- Dị ứng: Dị ứng với các chất kích ứng như khói bụi, phấn hoa, lông động vật,… có thể gây đau họng.
- Lạm dụng giọng nói: Lạm dụng giọng nói, chẳng hạn như nói quá to, hát quá nhiều, có thể gây đau họng.
- Thiếu nước: Thiếu nước có thể khiến niêm mạc họng bị khô, gây đau họng.
1.2 Những dấu hiệu khi bị đau họng
Tùy vào từng nguyên nhân mà đau họng sẽ có những triệu chứng khác nhau. Các dấu hiệu thường gặp đi kèm khi bị đau họng bao gồm ho, sốt, cổ có đờm, sổ mũi, nghẹt mũi, hạch cổ, amidan có mủ, giọng nói khàn đặc, nuốt vướng, nuốt khó,…
2. Những món ăn nên và không nên ăn khi bị đau họng
Để giảm đau họng, người bệnh cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và uống nhiều nước ấm để giữ ẩm cho cổ họng. Vậy khi đau họng nên ăn gì uống gì?
2.1 Người bị đau họng nên ăn gì?
Dưới đây là một số loại thực phẩm mà người bị đau họng nên ăn.
- Bạc hà: Đây là loại thực vật có khả năng làm thông niêm mạc tiết đầy dịch. Do đó, khi đau họng có kèm theo đờm hoặc ngứa, bạn có thể sử dụng bạc hà dưới dạng kẹo ngậm. Một ngày, bạn có thể ngậm 2 – 3 viên để làm dịu họng.
- Mật ong: Bên trong mật ong chứa đến 70 dưỡng chất có lợi giúp tăng cường sức đề kháng và chống nhiễm trùng. Đặc biệt mật ong tự nhiên có tác dụng làm dịu họng, đẩy lùi cơn rát cổ họng rất tốt.
- Giấm táo: Nó có tác dụng kích thích tăng sinh miễn dịch, diệt khuẩn hoặc ức chế vi khuẩn. Do đó, rất cần cho những người bị viêm họng.
- Gừng: Trong Đông y, gừng có tên là sinh khương, tính ấm, có ác dụng vào các kinh phế, tỳ, vị dùng để chữa đau bụng, thổ tả, chân tay lạnh, cảm lạnh, ho, viêm họng, đau rát họng… rất hiệu quả.
- Súp: Đây là món ăn mềm, dễ nuốt, không gây kích thích cổ họng. Đây cũng là món cung cấp đủ nước và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, giúp người bệnh bù đắp lượng nước và chất dinh dưỡng bị mất đi do sốt, ho, sổ mũi.
- Cháo yến mạch: Món cháo yến mạch rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là protein, vitamin B, sắt và magiê. Ăn cháo yến mạch mỗi buổi sáng giúp tăng khả năng miễn dịch, ngừa khuẩn.
- Thức ăn mềm: Khi bị đau họng, người bệnh thường gặp khó khăn trong việc nuốt thức ăn. Do đó, việc lựa chọn thức ăn mềm và dễ nuốt là rất quan trọng. Những loại thức ăn này sẽ giúp giảm thiểu sự kích ứng lên niêm mạc họng, đồng thời cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Phở gà: Theo một nghiên cứu tại Nhật Bản, thành phần dinh dưỡng của thịt gà có chứa một loại acid amin có tác dụng làm tan chất nhầy trong phổi, giúp người bệnh ho ra đàm nhanh hơn. Ăn phở gà hoặc cháo gà giúp phục hồi cổ họng, cung cấp cho cơ thể đủ dưỡng chất chống lại virus gây viêm.
- Lòng trắng trứng: Nhiều bạn thắc mắc rằng đau họng có nên ăn trứng không? Bạn có thể ăn lòng trắng trứng vì nó chứa protein, vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm dịu cổ họng và giảm đau họng. Tuy nhiên, cần lưu ý không ăn lòng trắng trứng sống và không ăn quá nhiều.
- Uống trà: Khi đau họng, bạn có thể uống những loại trà sau để giúp họng dễ chịu hơn: trà chanh mật ong, trà gừng, trà xanh, trà quế…
- Trái cây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa dồi dào, có lợi cho người bị viêm họng. Nếu bạn không biết khi bị viêm họng nên ăn trái cây gì thì nên ưu tiên chọn các loại trái cây mềm, nhiều nước, ít chua như chuối, dưa hấu, quả mọng,…
2.2 Khi bị viêm họng kiêng ăn gì?
Món cay: Nhiều bạn thắc mắc đau họng ăn cay được không? Những món cay nóng chỉ làm đau rát đỏ họng mà thôi. Một số người sẽ cảm thấy khó chịu vì họng bị rát sưng lên bội phần. Do đó, để giảm triệu chứng đau họng, bạn cần nói KHÔNG với những món có ớt, tiêu đen, xả…
Món chiên xào, nướng: Những món này ngay cả khi chúng ta nhai nhưng vẫn còn thành cạnh rất cứng và sắc, có thể cọ xát va chạm với thành họng. Khi nuốt, bạn chỉ càng thêm đau, không có lợi cho sự hồi phục. Vì vậy mặc dù rất thích, nhưng bạn hãy cố gắng kiêng những món: thịt nướng, thịt xiên, thịt quay, tôm rán, cá rán trong thời gian bị đau họng nhé!
Món đặc, tắc: Đau họng là một triệu chứng của viêm họng, khi đó họng nổi xù xì, gồ ghề tạo thành các vết lồi lõm khác nhau. Những món đặc, tắc chỉ khi nuốt vào rất dễ bị kẹt lại và có thể gây ho. Đó là những món như: lòng đỏ trứng, súp khoai tây, súp khoai môn.
Thức uống có cồn: Nhiều người nghĩ rằng do rượu có cồn nên uống rượu có thể sát trùng họng. Những thức uống có cồn như bia lạnh, rượu lạnh có thể gây ra các thay đổi đột ngột nhiệt độ, càng làm cho tình trạng viêm họng trở nặng hơn. Do đó, người bệnh cần tránh xa chúng!
3. Những tip giúp nhanh hết viêm họng bạn nên bỏ túi
Để nhanh chóng cải thiện tình trạng viêm họng, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp sau.
3.1 Súc họng bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối là một biện pháp đơn giản, an toàn và hiệu quả giúp giảm đau họng, viêm họng và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác. Nước muối có tác dụng sát khuẩn, giúp làm sạch cổ họng và giảm viêm. Các ion natri và clorua trong nước muối có thể giúp loại bỏ vi khuẩn và virus gây nhiễm trùng, đồng thời giúp giảm sưng viêm ở cổ họng.
Để súc miệng bằng nước muối, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
- Pha loãng 1/2 thìa cà phê muối trong 1 cốc nước ấm (khoảng 40 độ C).
- Súc miệng bằng dung dịch nước muối đã pha trong khoảng 30 giây.
- Nhổ nước muối ra ngoài.
Bạn có thể súc miệng bằng nước muối 2-3 lần mỗi ngày, mỗi lần cách nhau ít nhất 2 giờ.F
3.2 Uống đồ uống ấm nóng
Nhiệt độ ấm của đồ uống giúp làm loãng dịch nhầy ở cổ họng, từ đó giúp dịch nhầy dễ dàng chảy ra ngoài hơn. Điều này giúp giảm kích ứng và đau rát ở cổ họng. Ngoài ra, nhiệt độ ấm cũng có thể giúp tăng lưu thông máu ở cổ họng, từ đó giúp giảm sưng viêm.
3.3 Giữ đủ nước cho cơ thể
Giữ đủ nước cho cơ thể là một trong những điều quan trọng nhất cần làm khi bị đau họng. Giữ đủ nước cho cơ thể mang lại nhiều lợi ích như:
- Giữ ẩm cho cổ họng, giúp giảm đau rát.
- Làm loãng đờm, giúp dễ nuốt và ho hơn.
- Giảm kích ứng cổ họng.
- Giúp cơ thể loại bỏ độc tố và vi khuẩn.
Người lớn nên uống khoảng 2-2,5 lít nước mỗi ngày, trẻ em nên uống khoảng 1-1,5 lít nước mỗi ngày. Nếu bạn bị đau họng, bạn nên uống nhiều hơn mức này, khoảng 3-3,5 lít nước mỗi ngày.
Người bị đau họng nên ăn những loại thực phẩm mềm, dễ nuốt, giàu chất lỏng và vitamin, khoáng chất. Tránh ăn những loại thực phẩm cứng, khó nuốt, quá nóng hoặc quá lạnh, nhiều dầu mỡ, cay nóng. Qua bài viết trên chắn hẳn bạn đã biết khi đau họng nên ăn gì và kiêng ăn gì, mong rằng bạn có thể lên cho mình thực đơn dinh dưỡng để có thể nhanh chóng hết bệnh.