Bạn có thể đang gây hại cho cơ thể nếu có những sai lầm trong chế biến dưới đây. Với những thói quen chế biến sai lầm và thiếu khoa học không những khiến cho các chất dinh dưỡng trong các loại rau củ bị mất đi, mà còn có thể gây ra ngộ độc cho cơ thể.
Nướng trên than tạo ra chất gây ung thư
Mặc dù rất nhiều người yêu thích hương vị của các món nướng, nhưng rau củ được làm chín ở nhiệt độ quá nóng và khô có thể làm cạn kiệt các chất dinh dưỡng bên trong.
Điều tồi tệ nhất là khi nướng bị cháy đen, có mùi khét, đây là dấu hiệu cho thấy rau củ đã bị biến hóa thành chất benzopyrene, một tác nhân gây ung thư thường được tìm thấy trong khói thuốc lá.
Bỏ đi những bộ phận giàu dinh dưỡng
Một lỗi phổ biến mà rất nhiều người mắc phải, là quẳng vào thùng rác những bộ phần giàu chất dinh dưỡng có trong rau, củ: cuống, lá của súp lơ xanh, vỏ quả dưa chuột và khoai tây,…
Giờ đây, bạn nên thay đổi cách thức nấu ăn của mình để giữ lại các thành phần giàu dinh dưỡng này. Vỏ, lá và thân cây thường chứa rất nhiều chất dinh dưỡng mà các bộ phận khác không có. Chúng cũng có hàm lượng vitamin cao hơn hẳn các bộ phận khác.
Bạn có biết những thứ thừa, không cần thiết mà ta vứt đi của một số loại rau củ lại là một những nguồn dinh dưỡng tốt cho cơ thể với nhiều công dụng khác nhau. Tác hại của việc ăn quá ít rau Những loại rau củ phải nấu…
Nấu quá kỹ làm mất chất dinh dưỡng
Áp dụng gượng ép theo các công thức nấu ăn chưa hẳn đã là chế biến rau củ đúng cách. Một trong những lỗi cơ bản khi vào bếp là chế biến thực phẩm ở nhiệt độ cao quá lâu. Điều này sẽ làm mất phần lớn các chất dinh dưỡng quan trọng.
Luộc rau quá kỹ cũng khiến các vi chất dinh dưỡng như vitamin B và C bị hòa tan trong nước và thẩm thấu ra ngoài một cách lãng phí.
Rau xanh để lâu mất chất dinh dưỡng
Để tiết kiệm thời gian, nhiều người đặc biệt là “dân” văn phòng thường chỉ đi chợ một lần cho cả tuần, mua đủ loại thực phẩm và rau quả về “chất” trong tủ lạnh. Làm như vậy đương nhiên rất tiện lợi, có thể tiết kiệm được thời gian nhưng lại không biết rằng rau xanh càng để lâu càng mất đi nhiều dinh dưỡng.
Ví dụ các loại rau giàu vitamin C như rau ngót, rau cải sẽ hao tổn 84% vitamin C nếu để ở nhiệt độ 20oC trong 1 ngày. Nếu cần thiết phải “tích trữ” thì nên để ở nơi khô ráo, thoáng mát và không có ánh mặt trời.
Lạm dụng việc sử dụng rau, củ
Các loại rau, củ, quả cần là nguyên liệu chính của bữa ăn, thay vì chúng chỉ là phương tiện để tiêu thụ các thực phẩm giàu protein và chất béo. Nhiều người nghĩ rằng, chỉ cần ăn các món ăn có nguyên liệu rau, củ là đủ tốt. Điều này là hoàn toàn sai lầm.
Thức ăn nhanh hoặc các món ăn tương tự thực chất chỉ có một phần rất nhỏ là rau, củ. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu rõ thành phần món ăn thay vì chỉ nghe tên gọi, cách tốt nhất là mua thực phẩm tươi sống và tự chế biến chúng.
Rửa rau, củ qua loa có thể gây đau bụng, tiêu chảy
Hầu hết tất cả các loại rau, củ đều có nguy cơ chứa các chất bảo quản và thuốc trừ sâu, gây ngộ độc thực phẩm. Nếu bạn thường rửa qua loa, thậm chí không rửa những loại quả có lớp vỏ ngoài tưởng chừng như sạch sẽ là hoàn toàn sai lầm.
Ăn phải những loại hóa chất này có thể gây đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, thậm chí phải đi cấp cứu. Điều tồi tệ nhất là các chất này không dễ dàng được đào thải, chúng tích tụ dần dần trong cơ thể và gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Theo các nhà nghiên cứu, sau khi gây ra các triệu chứng ban đầu, các chất độc hại sẽ bước vào giai đoạn ngủ đông, ngấm vào máu, làm chậm quá trình trao đổi chất và tiêu hao năng lượng.
Vì vậy, ngay cả khi mua rau, quả hữu cơ ở những địa chỉ uy tín, bạn vẫn nên ngâm 10 -15 phút trước khi sử dụng và rửa sạch dưới vòi nước nhiều lần để chắc chắn rằng đã loại bỏ tối đa các chất độc hại.
Cắt rau xong mới rửa làm mất vitamin
Tốt nhất bạn nên rửa rau xong rồi mới cắt, như thế sẽ đảm bảo lượng vitamin vẫn còn nguyên vẹn. Theo nghiên cứu, vitamin có trong rau thường ở dạng nước nên nếu cắt rau xong mới rửa, bạn đã vô tình “rửa” đi lượng lớn vitamin.
Rửa nấm hương quá sạch hoặc ngâm nước làm mất chất dinh dưỡng
Trong nấm hương chứa ergosterol, sau khi tiếp nhận ánh sáng mặt trời sẽ chuyển thành vitamin D. Nhưng nếu trước khi ăn rửa quá sạch hoặc ngâm trong nước quá lâu sẽ làm tổn thất rất nhiều thành phần dinh dưỡng. Khi nấu nấm hương cũng không thể dùng nồi sắt hay nồi đồng, tránh làm mất chất dinh dưỡng.
Ăn cà chua trước bữa ăn gây đau bụng, khó chịu
Cà chua nên ăn sau bữa ăn. Như vậy, có thể khiến axit dạ dày kết hợp với thực phẩm làm giảm nồng độ axit, tránh để áp lực dạ dày tăng cao dẫn tới sự giãn nở dạ dày, dễ gây ra các triệu chứng như đau bụng, khó chịu ở dạ dày…
Ăn mướp đắng sống cản trở hấp thụ canxi
Chất đắng axit oxalic trong mướp đắng có thể cản trở sự hấp thụ canxi trong thực phẩm. Do đó, trước khi ăn mướp đắng phải luộc qua nước sôi để loại bỏ axit oxalic. Đặc biệt, những trẻ nhỏ cần phải bổ sung nhiều canxi không nên ăn quá nhiều mướp đắng.
Ép củ, quả làm mất chất xơ và nhiều thành phần dinh dưỡng khác
Hãy từ bỏ thói quen uống nước ép trái cây, rau củ thay vì ăn chúng một cách trực tiếp đi! Sau khi ép, các loại rau, củ này sẽ bị mất một lượng lớn chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Vì vậy, trong trường hợp bắt buộc phải nghiền nát rau, củ, quả, bạn hãy sử dụng chiếc máy say xinh tố và không bỏ đi bất cứ thành phần nào.
Theo Chất lượng Việt Nam