Theo thống kê trong thời gian gần đây, cứ 10 người bị cảm có 1 người viêm mũi xoang cấp, Nếu không điều trị tích cực, bệnh sẽ chuyển sang mạn tính, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Ngoài việc tìm đến bác sĩ, nhiều người đã tự chữa viêm xoang bằng những bài thuốc thảo dược tại nhà. Tuy nhiên có người hết bệnh nhưng có người vẫn chưa trị khỏi dứt điểm.
Viêm mũi xoang là bệnh gì?
Viêm xoang là một bệnh thường gặp ở nước ta. Vào mùa đông – xuân, số lượng người mắc bệnh này khá cao, tỷ lệ người trưởng thành bị viêm xoang nhiều hơn trẻ nhỏ.
Viêm xoang là tình trạng viêm của niêm mạc xoang và hố mũi. Bệnh được chia ra làm 2 loại: viêm mũi xoang cấp ( 12 tuần). Một số triệu chứng phổ biến:
- Nghẹt mũi, chảy mũi.
- Nặng mặt
- Đau nhức các vùng xoang, nhức vùng má, 2 giữa 2 mắt, vùng gáy hoặc giữa 2 lông mày.
Khi nội soi sẽ thấy mủ chảy ra từ khe mũi xoang, các khe mũi xoang bị phù nề và có thể có pô líp trong các khe mũi. Hoặc khi chụp phim cắt lớp mũi xoang (phim CT) sẽ có hình ảnh phù nề niêm mạc các lỗ thông xoang hoặc xoang.
Đau họng là một cảm giác thật khó chịu khi chúng ta bị cúm, cảm lạnh. Ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Để mau chóng trị đau họng tại nhà mà không cần dùng thuốc điều trị, các bạn có thể làm theo những hướng dẫn dưới…
Nên hay không khi sử dụng thảo dược để chữa viêm xoang?
Nhiều người mắc bệnh viêm xoang thường áp dụng những bài thuốc có nguyên liệu từ thảo dược để điều trị lâu dài. Một số bài thuốc thông dụng:
– Bài thuốc hoa ngũ sắc: Loại cây này còn có tên là (hoa ngũ vị, cây cỏ hôi). Chọn cây tươi, ngâm và rửa sạch. Sau đó giã nát và vắt lấy nước. Tẩm bông vào nước và nhét vào lỗ mũi trong 20 phút. Người bệnh sẽ cảm thấy nhẹ nhàng sau khi rút bông ra, dịch mủ từ trong xoang và mũi giải phóng ra ngoài.
– Chữa viêm xoang bằng hoàng bì thụ (còn gọi là hoàng bá): Ngâm trong nước lạnh 1 ngày, rửa sạch, để ráo, cho nước vào nấu đến khi gần cạn thì tắt lửa. Lấy dung dịch này để nhỏ mũi, thực hiện 3 lần/ngày.
– Bài thuốc từ râu bắp và đương quy: mang đi phơi khô, cắt ngắn thành khúc khoảng 1cm, mang đi rang cho đến khi khô lại. Bỏ vào bình thủy tinh đậy kín, mỗi lần dùng mang 2 hỗn hợp trên cho vào tẩu hút thuốc, hút mỗi ngày 5 lần và kiên trì cho đến khi hết bệnh.
Trên thực tế, khi điều trị bằng thảo dược có nhiều bệnh nhân hết bệnh, nhưng đó là những trường hợp nhẹ, bệnh không dẫn đến biến chứng. Tuy nhiên cho đến nay nhiều công trình nghiên cứu vẫn chưa tìm ra cơ sở khoa học để công nhận vai trò của các thảo dược trong điều trị viêm xoang. Cách chữa bằng thảo dược vẫn không thể áp dụng thành công cho tất cả các trường hợp viêm mũi xoang. Bên cạnh đó, các thầy thuốc y học cổ truyền cũng khuyên người bệnh nên tìm hiểu nguồn gốc rõ ràng của các cây thảo dược để tránh “rước học vào thân”.
Cách điều trị viêm xoang tích cực
Đối với viêm mũi xoang cấp
Người bệnh cần thực hiện điều trị kháng sinh, tiêu diệt các vi khuẩn kịp thời, tạo điều kiện cho sự dẫn lưu của xoang hồi phục. Đồng thời tránh dẫn đến biến chứng nhiễm trùng ổ mắt, viêm màng não, áp xe não. Việc sử dụng kháng sinh nào phải được bác sĩ chỉ định sau khi thăm khám trực tiếp. Thời gian điều trị viêm xoang cấp thường kéo dài 1 – 4 tuần tùy theo tình trạng bệnh.
Viêm amidan là bệnh gây khó chịu cho mọi người, dưới đây là các thực phẩm nên ăn và không nên ăn. Viêm amidan, viêm họng là chứng bệnh phổ biến thường gặp trong đời sống. Bất cứ ai, ít nhất cũng một lần bị viêm amidan. Tuy nhiên, điều…
Đối với viêm xoang mãn tính
Phương pháp điều trị căn bản là làm giảm triệu chứng bằng cách rửa hốc mũi bằng nước muối sinh lý. Điều trị kháng sinh chỉ được sử dụng trong những đợt cấp tính nhiễm trùng.
– Rửa hốc mũi bằng nước muối sinh lý: Nước muối sinh lý 0,9% được bán nhiều tại các hiệu thuốc. Rót nước muối vào 1 bát, ngửa đầu ra sau, bịt một bên lỗ mũi, hít nước vào lỗ mũi bên kia, hỉ ra nhẹ nhàng. Tương tự đối với lỗ mũi kia. Đặc biệt khi hỉ mũi chỉ nên hỉ mỗi lần từng bên lỗ mũi. Vì nếu hỉ hai bên lỗ mũi ra cùng lúc sẽ làm tăng áp suất ở tai trong, đưa ngược vi khuẩn vào sâu hơn trong xoang.
Bên cạnh đó để đạt hiệu quả cao trong điều trị, người bệnh cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
– Tránh lạnh, ngồi trong phòng có máy lạnh nên để nhiệt độ vừa mát (khoảng 27-28 độ).
– Tránh môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi.
– Ngủ đủ giấc để tăng cường hệ miễn dịch.
– Hít hơi nóng: nấu nước lá bạc hà xông cả người hoặc múc ra 1 bát nước lớn xông tỏa hơi, hít hơi nóng tỏa lên, đầu phủ một khăn tắm lớn. Có thể thay thế bó lá xông bằng nhỏ vài giọt dầu gió hoặc dầu có bạc hà, quế vào bát nước sôi để xông; cũng có tác dụng tương tự.
– Xoa bóp hai bên sống mũi: dùng ngón cái, ngón trỏ day bóp hai bên đầu xương sống mũi, bấm huyệt nghinh hương, thái dương và rãnh nhân trung từ 5-10 phút. Huyệt nghinh hương ở phía ngoài chân cánh mũi cách mũi 0,5cm; huyệt thái dương nằm ở chỗ lõm 2 bên thái dương cách 2 bên đuôi mắt khoảng 1,5cm.
– Ăn uống đầy đủ bữa, bảo đảm dinh dưỡng: Chú trọng vitamin C (trong các loại quả: cam, quýt, nho, mâm xôi và một số loại rau có màu xanh đậm: súp lơ, rau ngót…), uống nhiều nước, sử dụng trà hoa cúc, trà gừng, nước bạc hà hoặc thêm gừng, sả vào món ăn.
Theo Dinhduong.online tổng hợp