Bệnh tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa với biểu hiện đặc trưng là lượng đường trong máu ở mức cao hơn bình thường. Vì thế, những người bệnh tiểu đường cần có chế độ dinh dưỡng gắt gao nhằm kiểm soát lượng đường trong máu. Vậy chế độ ăn cho người tiểu đường cần được xây dựng thế nào? Người bị tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì? Tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
1. Tìm hiểu chung về bệnh tiểu đường
Tiểu đường (còn gọi là đái tháo đường) là bệnh lý liên quan đến rối loạn chuyển hóa làm cho lượng đường trong máu ở mức cao hơn so với bình thường. Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này là do cơ thể người bệnh sản sinh ít insulin, đề kháng với insulin hoặc cả 2. Được biết, insulin là một hormone do tuyến tụy tiết ra có vai trò trong việc chuyển hóa cacbonhydrat trong cơ thể, giảm nồng độ glucose trong máu và chuyển hóa các mô mỡ và gan thành năng lượng cung cấp cho cơ thể.
Khi mắc bệnh tiểu đường, bệnh nhân thường xuất hiện các triệu chứng như thường xuyên cảm thấy đói (khát), sụt cân, đi tiểu thường xuyên, nhìn mờ, sụt cân, cực kỳ mệt mỏi,… Hiện nay có 4 dạng tiểu đường thường gặp là tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2, tiểu đường thai kỳ, tiền đái tháo đường.
2. Nguyên tắc ăn uống dành cho người bị tiểu đường
Dưới đây là các nguyên tắc trong chế độ ăn cho người tiểu đường giúp kiểm soát lượng đường trong máu và cân nặng:
- Chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày sao cho phù hợp với cơ địa của mỗi người giúp kiểm soát mức calo trong bữa ăn.
- Ăn đủ bữa và đúng giờ giúp tránh tình trạng ăn mất ổn định đường huyết.
- Uống đủ nước mỗi ngày, người bệnh tiểu đường cần bổ sung khoảng 40ml/1kg cân nặng.
- Bổ sung đủ vitamin và khoáng chất giúp cơ thể hoạt động hiệu quả.
- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành 4 – 5 bữa, đặc biệt là bữa phụ vào buổi tối giúp hạn chế việc hạ đường huyết vào thời điểm này.
- Không nên kiêm khem khổ sở mà nên bổ sung đầy đủ các nhóm chất hợp lý, như với các chất sinh năng lượng là đạm, tinh bột và chất béo thì cần cân đối tỷ lệ và bổ sung hàng ngày.
3. Người bị tiểu đường nên ăn gì để tốt cho sức khỏe?
Để đảm bảo dinh dưỡng, người tiểu đường cần có chế độ ăn có thực phẩm giàu đạm, chứa chất béo tốt, sữa và chế phẩm từ sữa có tách béo,… Cụ thể là:
3.1 Thực phẩm giàu đạm
Chế độ ăn cho người tiểu đường cần đảm bảo cung cấp chất đạm trong khẩu phần ăn mỗi ngày. Bởi protein là thành phần tạo nên các loại enzym có vai trò trong việc cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể. Lượng đạm cần thiết người tiểu đường nên có trong khẩu phần ăn là khoảng 15 – 20%/tổng mức năng lượng.
Khi bị bệnh tiểu đường, nguồn protein quan trọng hơn số lượng protein nạp vào trong ngày. Do vậy, người bị bệnh tiểu đường nên chọn những loại thịt nạc có chứa nhiều đạm, ít chất béo bão hòa vừa bổ sung năng lượng vừa ổn định đường huyết. Ngoài ra, một số thực phẩm giàu đạm khác mà người tiểu đường có thể ăn là trứng, thịt gà, đậu phụ, các loại đậu, hạt óc chó, hạnh nhân, cá,…
3.2 Thực phẩm chứa chất bột đường lành mạnh
Người bệnh tiểu đường nên ăn gì, đó là các loại thực phẩm chứa tinh bột đường lành mạnh hay còn gọi là carbohydrate. Đây là chất cần thiết cho việc cung cấp năng lượng hệ thần kinh và các cơ quan trong cơ thể. Các loại thực phẩm đường bột có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Vì vậy, người bị tiểu đường nên lựa chọn loại thực phẩm chứa đường bột lành mạnh và lưu ý về khẩu phần ăn.
Các loại thực phẩm chứa đường bột lành mạnh có thể kể đến như ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, kiều mạch, yến mạch nguyên hạt,…), sữa chua không đường, bánh mì từ ngũ cốc nguyên hạt, sữa không đường, các loại đậu (đậu xanh, đậu lăng,…),…
3.3 Thực phẩm chứa chất béo tốt
Thực phẩm chứa các chất béo tốt (chất béo không bão hòa) như hạt không tẩm muối, quả bơ, dầu cá, dầu ô liu, dầu hạt cải, dầu hạt hướng dương, cá,… là lời câu trả lời phù hợp cho vấn đề người già bị tiểu đường nên ăn gì.
Được biết, chất béo có vai trò trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể, hỗ trợ quá trình trao đổi chất và hoạt động của các cơ quan. Không những thế, đây còn là chất có chức năng như nguồn dự trữ năng lượng, xây dựng, duy trì màng tế bào và thúc đẩy chức năng miễn dịch.
Tuy nhiên, nếu người tiểu đường ăn nhiều các loại chất béo bão hòa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. Vì vậy, hàm lượng chất béo mà người tiểu đường nên nạp là khoảng 20 – 35%/tổng mức năng lượng.
3.4 Thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất (rau củ, trái cây)
Thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất không chứa (chứa ít) tinh bột, calo nên không làm tăng nhanh lượng đường huyết trong cơ thể, vì thế rất thích hợp cho người bị bệnh tiểu đường. Ngoài ra, việc ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất còn giúp người bị tiểu đường ngăn ngừa tình trạng táo bón, tăng cường đề kháng và có sức khỏe tốt.
Một số loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất không có tinh bột mà người tiểu đường nên ăn là rau lá xanh, măng tây, củ sắn, tâm hoa atiso, cải Brussel,…
3.5 Sữa và các sản phẩm từ sữa có tách béo
Thông thường, đối với những loại sữa chưa tách béo có thể gây béo phì, tăng cân, tăng các biến chứng của bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường không cần phải kiêng loại thực phẩm này mà thay vào đó có thể dùng các loại sữa hoặc chế phẩm từ sữa có tác béo, không đường vừa có thể bổ sung dinh dưỡng mà không làm tăng đường huyết.
4. Người bị bệnh tiểu đường kiêng ăn gì?
Trong chế độ ăn cho người tiểu đường nên hạn chế các loại thực phẩm như:
- Bệnh tiểu đường kiêng những thức ăn gì? Đó là các món ăn chế biến từ đường, sử dụng đường và không dùng đường trong chế biến món ăn hằng ngày. Những loại kẹo, chè, nước ngọt có gas… chính là những nguyên nhân gia tăng lượng đường huyết trong máu, gây bệnh tiểu đường và tăng huyết áp.
- Hạn chế ăn các món ăn nhiều dầu mỡ, chất béo, đồ chiên xào, đặc biệt là sử dụng mỡ động vật.
- Không sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích như rượu, bia. Cũng như không hút thuốc và uống cafe khi nhận thấy bản thân đang có triệu chứng tiểu đường.
- Hạn chế ăn các loại tinh bột có đặc tính sản sinh lượng đường cao như cơm, bánh mì, bột mì, nếp, bún, hủ tiếu… bởi lượng đường có thể tăng cao bất ngờ.
- Người tiểu đường ăn kiêng những gì, người bệnh không nên ăn các loại đồ hộp như thịt hộp, mì gói… bởi những nguy hại tăng cao lượng cholesterol trong máu.
- Không nên ăn thường xuyên các loại thịt đỏ, thịt có kèm mỡ như thịt heo, thịt bò. Người ăn kiêng chỉ nên ăn cá hoặc ức gà không mỡ.
- Trong chế biến, hạn chế nêm nếm quá nhiều gia vị có thể khiến tình trạng tiểu đường ngày càng tăng cao.
- Không nên uống đồ uống có gas, nước ngọt, nước ép có đường, cà phê…
Tiểu đường cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để ngăn ngừa những nguy cơ biến chứng vô cùng nguy hiểm. Mong rằng qua những thông tin trên giúp bạn và người thân có thể xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường phù hợp và cân đối dinh dưỡng. Bên cạnh đó, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để duy trì sức khỏe là những giải pháp tốt nhất để hạn chế và ngăn ngừa tiểu đường xuất hiện.