Có nên nặn mụn không? 5 điều quan trọng bạn cần biết
Trên da có mụn khiến bạn khó chịu, mất tự tin và muốn nặn mụn để loại bỏ nhân mụn càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp lấy nhân mụn có thể làm tăng nguy cơ để lại sẹo vĩnh viễn, gây viêm da, mụn nổi nhiều hơn,… Vậy chính xác có nên nặn mụn không cũng như thực hiện như thế nào để đảm bảo hiệu quả và an toàn? Tìm hiểu giải đáp chi tiết trong bài sau.
1. Tìm hiểu nặn mụn là gì?
Nặn mụn (hay lấy nhân mụn) là sự tác động vật lý để loại bỏ nhân mụn ra khỏi da. Việc này nhằm mục đích là triệt tiêu vi mụn, làm sạch ổ viêm, giúp lỗ chân lông giảm tắc nghẽn và thông thoáng.
Về mặt y khoa, lấy nhân mụn là biện pháp loại nhân mụn ra khỏi ra vào thời điểm ‘chín muồi’ bằng các dụng cụ lấy mụn tiệt trùng chuyên biệt (hoặc dụng cụ sử dụng 1 lần cho mỗi người). Đồng thời, quá trình nặn mụn đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh, tiệt trùng theo chuẩn Y khoa nhằm hạn chế tối đa tổn thương trên da và ngăn ngừa thâm mụn, sẹo rỗ.
2. Giải đáp: Có nên nặn mụn không?
Mụn có nặn được không và khi nào nên nặn là thắc mắc chung của rất nhiều người. Câu trả lời là mụn chỉ được nặn khi chúng đã gom cồi và đảm bảo quá trình nặn mụn chuẩn Y khoa. Điều này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho quá trình trị mụn như:
- Lấy sạch nhân mụn ra khỏi da sớm, tránh tình trạng mụn phát triển từ nhẹ sang nặng. Đồng thời, nặn mụn hỗ trợ làm sạch sâu bụi bẩn, tế bào chết trên da, nhờ đó giúp ngăn ngừa nhân mụn mới hình thành.
- Việc lấy nhân mụn chuẩn Y khoa bằng dụng cụ chuyên dụng, thực hiện đúng thời điểm,… sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ để lại sẹo rỗ, sẹo thâm trên da.
- Quy trình lấy nhân mụn Y khoa có sử dụng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng, hỗ trợ lấy đi dầu thừa trên da. Do đó, sau khi nặn mụn lỗ chân lông sẽ thông thoáng và sạch sẽ hơn. Điều này giúp da hấp thụ hoạt chất trị mụn tốt hơn, từ đó giảm mụn và chữa lành tổn thương do mụn hiệu quả.
Nguồn tham khảo: Nặn mụn và những điều cần biết – O2 SKIN
Bên cạnh đó, bạn không nên lấy nhân mụn tại nhà vì không thể phân biệt hình thái các loại mụn nên và không nên nặn. Đồng thời, thao tác nặn mụn mạnh trên da, dụng cụ không đảm bảo vô trùng dễ làm tăng viêm, lan rộng nhiễm trùng và khiến mụn trở nên nghiêm trọng hơn. Tốt nhất là bạn nên đến cơ sở da liễu uy tín để bác sĩ thăm khám và chỉ định lấy nhân mụn nếu cần thiết.
Những loại mụn nào nên và không nên nặn? Bạn có thể nặn các loại mụn dưới đây để hỗ trợ rút ngắn quá trình điều trị mụn:
Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý những loại mụn không nên nặn để tránh mụn nặng hơn và để lại thâm, sẹo như:
|
Trị mụn sưng đỏ giúp khắc phục tình trạng thương tổn trên da. Những nốt mụn sưng đỏ nếu không được quan tâm và điều trị đúng cách có thể làm viêm nhiễm nặng, lây lan sang vùng da khác. Chính vì thể, chị em phụ nữ luôn quan tâm…
3. Nặn mụn sai thời điểm – sai cách có thể gây nên hậu quả gì?
Dưới đây là một số rủi ro bạn có thể gặp phải khi nặn mụn không đúng thời điểm và sai cách:
- Để lại thâm mụn: Việc nặn mụn với lực mạnh có thể làm tổn thương đến lớp biểu bì da. Lúc này, nếu da không được bảo vệ và chăm sóc đúng cách sẽ dễ khiến da tăng sắc tố, gây ra tình trạng thâm sạm.
- Nguy cơ bị sẹo lõm: Việc nặn mụn bằng móng tay, dùng kim chích vào mụn có thể dẫn đến tình trạng viêm, nhiễm trùng và phá hủy cấu trúc da. Qua đó, liên kết sợi collagen và elastin đứt gãy, từ đó cấu trúc tế bào da không thể tái tạo kịp thời dần hình thành vết sẹo lõm.
- Tăng tình trạng nhiễm trùng máu: Khi dùng làm những công cụ nặn có đầu nhọn có thể gây ra những vết thương hở cho da. Điều này tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công sâu trong da gây nhiễm trùng máu.
- Ảnh hưởng dây thần kinh: Miệng và mũi là những vùng da tập trung nhiều dây thần kinh. Nếu nặn mụn không đúng cách sẽ gây đau đớn, tạo áp lực cho da, thậm chí là tổn thương dây thần kinh.
- Kích thích mụn mới mọc lên: Bã nhờn, nhân mụn còn sót lại và vi khuẩn xâm nhập do quá trình nặn mụn sai có thể lây sang vùng da xung quanh. Kết hợp với việc không khử trùng sạch rất dễ làm da bị nhiễm khuẩn và hình thành mụn mới.
4. Cách nặn mụn an toàn, hạn chế tối nguy cơ thâm, sẹo
Sau đây là các bước nặn mụn đúng cách đã được đơn giản hóa từ quy trình lấy nhân mụn Y khoa tại phòng khám uy tín:
- Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ lấy mụn (tăm bông, bao tay y tế,…); sản phẩm làm sạch (tẩy trang, sữa rửa mặt, toner,…) và sát trùng (nước muối sinh lý, dung dịch PHA,…).
- Bước 2: Dùng bông tẩy trang thấm dung dịch tẩy trang để loại bỏ lớp trang điểm. Rửa mặt bằng sữa rửa mặt để loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn. Sau đó, bạn thoa toner lên da để cân bằng độ ẩm.
- Bước 3: Sử dụng khăn bông trùm đầu để hơi ấm không thoát ra ngoài và xông mặt cách thay nước ấm khoảng 30 cm.
- Bước 4: Thấm bông tẩy trang bằng nước muối sinh lý/povidine rồi lau lên toàn bộ khuôn mặt để sát trùng và ngăn ngừa vi khuẩn gây hại.
- Bước 5: Đeo bao tay y tế và dùng tăm bông để lấy nhân mụn đã gom cồi.
- Bước 6: Sát khuẩn sau khi lấy nhân mụn bằng nước muối sinh lý/povidine.
- Bước 7: Sau đó, thoa PHA lên da để kiểm soát nhiễm khuẩn.
- Bước 8: Sử dụng nước làm sạch da, chú ý vệ sinh kỹ các vùng thoa PHA để đảm bảo hoạt chất không còn đọng lại trên da.
- Bước 9: Thoa toner lên các tổn thương mụn vừa nặn.
- Bước 10: Thoa serum HA để cung cấp độ ẩm cho da.
Cách trị mụn trứng cá luôn là đề tài được đông đảo mọi người quan tâm nhằm mang đến làn da sạch mụn và tràn đầy sức sống. Mụn trứng cá là loại mụn dễ bắt gặp ở nhiều người, nhất là những người ở độ tuổi dậy thì, phụ…
5. Lưu ý chăm sóc da sau khi nặn mụn
Để rút ngắn quá trình trị mụn, hạn chế thâm và sẹo sau khi nặn mụn, bạn nên lưu ý một số điều sau:
- Sau khi nặn mụn, bạn có thể dụng thuốc bôi trị mụn để ngăn ngừa vi khuẩn và giảm viêm. Đồng thời, bạn cũng nên rửa mặt, dưỡng ẩm đầy đủ để da phục hồi tốt hơn.
- Tay là bộ phận chứa nhiều vi khuẩn. Nên bạn hạn chế dùng tay chạm lên da mặt để tránh vi khuẩn tấn công da, gây viêm nhiễm hoặc tăng nguy cơ hình thành mụn mới.
- Bạn có thể sử dụng kem chống nắng, kết hợp với mũ, mắt kính,… để chống nắng khi ra ngoài. Việc này giúp ngăn chặn sắc tố đen hình thành, hạn chế thâm da sau khi nặn mụn.
- Không dùng hoạt chất mạnh cho da để hạn chế nguy cơ da bị kích ứng, giảm miễn dịch tự nhiên và bào mòn.
Nhìn chung, nặn mụn là phương pháp giúp lấy sạch nhân mụn ra khỏi da sớm, nhằm hạn chế tình trạng mụn phát triển từ nhẹ đến nặng hơn và lây lan ra nhiều vùng da khác. Tuy nhiên, nếu lấy nhân mụn không đúng thời điểm, sai cách thì mụn có thể tiến triển nặng, để lại thâm và sẹo xấu trên da. Tốt hơn hết, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín, có bác sĩ da liễu để được thăm khám, tư vấn và thực hiện quy trình lấy nhân mụn chuẩn Y khoa. Việc này đảm bảo nhân mụn được lấy ra đúng cách, an toàn qua đó điều trị mụn hiệu quả ngay từ đầu, tránh biến chứng.