Khoai tây là loại thực phẩm có hầu hết vào mọi thời điểm trong năm. Hàm lượng chất dinh dưỡng trong khoai tây luôn đa dạng và được ưa chuộng trong thực đơn bữa ăn của nhiều gia đình. Vậy trong khoai tây có chứa những chất dinh dưỡng gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
- Dinh dưỡng trong giá đỗ.
- Dinh dưỡng trong hạt điều.
Carbohydrate
Thành phần dinh dưỡng trong khoai tây chủ yếu là carbohydrate. Vị ngọt tự nhiên trong khoai tây được tạo nên từ các loại đường gồm đường sucrose, glucose, fructose. Bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường cần tránh sử dụng loại thực phẩm này vì khoai tây có hàm lượng đường trong máu ở mức cao. Sau khi chế biến, nếu chúng ta để nguội sẽ giúp hạ lượng đường huyết trong khoai tây. Tuy nhiên, để đảm bảo chắc chắn, bệnh nhân tiểu đường cần phải hỏi thăm ý kiến bác sĩ trước khi muốn bổ sung bất cứ thực phẩm nào có lượng đường huyết cao, nhất là khoai tây.
Chất xơ
Tương tự như nhiều loại thực vật khác, khoai tây vẫn có chất xơ nhưng lượng chất xơ trong khoai tây không cao và thường là những loại chất xơ không hòa tan như pectin, cellolose và hemicellulose.
Protein
Thành phần protein trong khoai tây vượt trội hơn so với đậu nành cùng nhiều loại đậu khác. Tuy nhiên, cũng có một số nhỏ các trường hợp chúng ta khi ăn khoai tây thì gặp phải các tình trạng dị ứng với thành phần palatin (một loại protein thường gặp trong khoai tây). Do đó, nếu gặp trường hợp dị ứng khoai tây thì chúng ta nên ngưng sử dụng ngay loại thực phẩm này để tránh gây các tác động xấu đến sức khỏe của mình.
Vitamin C
Nói đến nguồn dinh dưỡng trong khoai tây là chúng ta không thể nào không nhắc đến vitamin C. Đây là loại vitamin đóng vai trò hết sức quan trọng với sức khỏe con người. Chúng giúp nâng cao sức đề kháng, ngăn chặn khả năng chống chọi của cơ thể với mọi tác nhân gây hại từ môi trường ngoài. Do đó, bên cạnh các loại trái cây, chúng ta có thể dùng khoai tây để chủ động bổ sung lượng vitamin C cho cơ thể. Loại vitamin C trong khoai tây rất dễ bị hao hụt trong quá trình chế biến. Đó là lý do vì sao các bạn chỉ nên mua đủ lượng khoai tây cần dùng trong ngày, tránh hăm đi hăm lại hay dự trữ khoai tây quá lâu trong tủ lạnh.
Vitamin B6
Vitamin B6 được tìm thấy trong khoai tây đóng vai trò chuyển hóa thành phần tryptophan thành niacin, chuyển hóa chất đạm, chất béo và carbohydrate. Vì vậy, chúng ta cần phải sử dụng khoai tây thường xuyên hơn trong các bữa ăn của gia đình mình để giúp quá trình trao đổi các dưỡng chất của cơ thể diễn ra thuận lợi, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng và phát triển cân nặng, chiều cao một cách tốt nhất. Thành phần vitamin B6 còn được dùng trong hỗ trợ chữa bệnh xơ vữa động mạch, suy nhược cơ thể, viêm dây thần kinh…
Folate
Folate hay còn được biết đến với tên gọi là axit folic hoặc vitamin B9. Trong khoai tây chứa thành phần folate giúp quá trình hình thành và tăng trưởng của mọi tế bào trong cơ thể, ngừa các căn bệnh ung thư, bệnh thiếu máu. Chính vì thế, chị em phụ nữ trước và sau khi mang thai luôn cần bổ sung nhiều chất folate có trong khoai tây nhằm ngừa tình trạng thiếu máu, giúp phát triển trí não của trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Vì sao khi mang thai các chuyên gia thường khuyên chúng ta không được bỏ qua những thực phẩm dinh dưỡng cho bà bầu thiếu máu? Và các chị em có bao giờ thắc mắc rằng lý do gì khi đi khám thai, nhất là vào quý đầu, các bác sĩ thường…
Kali
Kali chứa nhiều trong khoai tây, loại chất khoáng này giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cho người dùng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguồn dinh dưỡng như kali giúp giảm huyết áp cho những bệnh nhân bị cao huyết áp, giảm các bệnh hen phế quản, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, giảm các cơn đau tim, chữa bệnh trầm cảm và khắc phục tình trạng cơ thể biếng ăn. Vì vậy, ở mỗi gia đình, chúng ta phải tích cực sử dụng nhiều món ăn có sử dụng thành phần nguyên liệu từ khoai tây nhằm bảo vệ sức khỏe của cơ thể tránh khỏi các nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm
Kali là một trong 7 chất khoáng vi lượng mà cơ thể cần nhiều bên cạnh canxi, ma-giê, phốt-pho, muối… Những chức năng chủ yếu của kali bao gồm điều chỉnh sự cân bằng dịch trong cơ thể, kiểm soát hoạt động điện của tim và cơ. Dùng đủ theo…
Các dưỡng chất khác từ khoai tây
Ngoài những chất dinh dưỡng trong khoai tây vừa được kể trên thì còn có các chất như axit chlorogenic, catechin, lutein, glycoalkaloids… Khoai tây dễ tìm mua và các phương pháp chế biến những món ăn từ khoai thây cũng hết sức đa dạng. Chúng ta nên thường xuyên thay đổi thực đơn các món ăn được chế biến từ khoai tây khác nhau nhằm thay đổi khẩu vị, tránh gây nhàm chán. Cụ thể là các món ăn sau đây: Canh khoai tây, củ cà rốt; khoai tây xào thịt bò, khoai tây đút lò, bánh khoai tây chiên xù, súp khoai tây phô mai…
Đối với những người đang áp dụng lộ trình ăn uống giảm cân, chúng ta nên sử dụng khoai tây. Nguyên nhân là do khoai tây giúp tạo cảm giác no lâu, hạn chế việc cơ thể thèm ăn uống linh tinh. Tuy nhiên, chúng ta chỉ nên áp dụng phương pháp chế biến khoai tây là luộc, hấp, tránh sử dụng các món khoai tây được chiên, xào với nhiều dầu mỡ. Khi dùng quá nhiều dầu mỡ sẽ không chỉ gây tăng cân mà còn gây áp lực cho hệ tiêu hóa, tim mạch và dễ phát sinh nhiều bệnh tật nguy hiểm.
Chúc các bạn có một cuộc sống khỏe mạnh với nguồn dinh dưỡng trong khoai tây từ các món ăn ngon hàng ngày nhé!
Theo Dinhduong.online tổng hợp