Không phải ai cũng biết những lưu ý khi ăn cua đồng để hạn chế mọi nguy cơ gây ra các trường hợp ngộ độc cho cơ thể. Chúng ta vẫn thường sử dụng cua đồng trong bữa ăn hàng ngày của gia đình mình vì hàm lượng dinh dưỡng cao, có ích cho sự phát triển toàn diện của cơ thể. Cùng tìm hiểu các điều chúng ta cần lưu ý khi sử dụng cua đồng qua bài viết này nhé!
- Lưu ý khi ăn chay.
- Lưu ý khi ăn buffet.
Nguy hiểm từ cua đã chết
Không riêng gì cua đồng mà tất cả các loại thực phẩm khác như cá, tôm, cua, ốc… khi chúng ta mua, các bạn phải chắc chắn rằng chúng vẫn còn sống. Nguyên nhân là do nếu chúng ta mua nhằm cua đã chết sẽ càng làm tăng nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, thậm chí trường hợp nặng có thể gây tử vong. Thành phần dinh dưỡng axit histamine khi cua còn sống không gây hại cơ thể, nhưng nếu cua đã chết thì chất này lập tức biến đổi hóa học thành chất độc histamine gây ra hàng loạt các hiện tượng ngộ độc với nhiều mức độ nguy hiểm khác nhau tùy thuộc vào lượng cua mà chúng ta đã dùng là nhiều hay ít. Do vậy, khi mua cua đồng, các bạn cần ưu tiên chọn mua cua còn sống, chân cua, càng cua còn hoạt động mạnh để yên tâm khi thưởng thức chúng trong bữa ăn của gia đình mình.
Cân nhắc về số lượng cua cần dùng
Trước khi mua cua, các bạn cần xem xét kỹ lưỡng số thành viên trong gia đình mình có thể dùng được món ăn này để ước tính số lượng cua cần mua. Nhiều người hay có thói quen mua dư thực phẩm để tích trữ sử dụng qua nhiều bữa, nhiều ngày, nhưng điều này là hoàn toàn không nên, nhất là đối với cua. Khi chế biến, nấu nướng xong, ta nên dùng ngay khi còn nóng sẽ đảm bảo ngon miệng và ít có cơ hội cho vi khuẩn bên ngoài tác động vào món ăn. Đồng thời, chúng ta chỉ nên chế biến cua cho một bữa ăn và dùng hết trong bữa ăn đó. Các bạn tránh hăm đi hăm lại và cũng không nên để dành cho bữa ăn sau vì sẽ làm giảm hàm lượng dinh dưỡng cũng như làm tăng nguy cơ nhiễm độc cho cơ thể. Nguyên nhân có thể xuất phát do thịt cua tự biến chất hoặc do vi khuẩn bên ngoài thâm nhập vào nếu chúng ta không bảo quản hợp vệ sinh.
Tuyệt đối không ăn cua sống
Những lưu ý khi ăn cua đồng sẽ giúp ích rất lớn để bạn tự chủ động bảo vệ sức khỏe của mình, tránh các tổn hại như dị ứng, ngộ độc sau khi ăn. Điều quan trọng không kém đó là chúng ta không được dùng thịt cua sống để ăn trực tiếp trong nhiều món gỏi. Bởi lẽ, thịt cua sống chứa rất nhiều vi khuẩn, sán gây bệnh có thể gây hại trực tiếp cho cơ thể con người. Khi chúng ta luộc hoặc hấp, dưới áp lực của nhiệt độ cao sẽ giúp tiêu diệt các tác nhân gây hại này, còn khi dùng thịt sống sẽ càng tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi trong việc gây ra các hiện tượng ngộ độc hết sức nguy hiểm.
Đảm bảo vệ sinh trong khâu sơ chế
Nguồn thức ăn chính của cua chính là xác động vật cùng nhiều chất mùn. Do đó, trong cơ thể cua chứa rất nhiều vi khuẩn cực kỳ có hại. Đó là nguyên nhân vì sao chúng ta trước khi muốn ăn cua, các bạn cần đảm bảo khâu sơ chế cua phải thật sạch sẽ kết hợp cùng phương pháp chế biến hợp lý, cua đã thực sự chín mới được dùng.
Không uống trà sau khi ăn cua
Nhiều người có thói quen dùng trà để tráng miệng cũng như để khử sạch mùi tanh khi sử dụng món cua đồng. Đây là điều sai lầm mà chúng ta cần phải tránh. Thành phần chất tannin chứa trong nước trà sẽ phản ứng với chất protein chứa trong thịt cua vào tạo ra kết tủa gây sỏi thận. Vì vậy, các lưu ý khi ăn cua đồng là chúng ta cần phải loại bỏ thói quen dùng trà sau khi ăn cua để ngừa nhiều ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe.
Đã ăn thịt cua thì không nên ăn hồng
Quả hồng là loại trái cây rất ngon miệng, vị ngọt mát và có giá thành phải chăng nên được ưa chuộng sử dụng trong món tráng miệng của nhiều gia đình. Thành phần chất tannin có trong hồng, nhất là ngay lớp vỏ hồng sẽ dễ tác động với thành protein dồi dào trong thịt cua gây kết tủa chất rắn nguy hiểm. Đó là nguyên nhân khiến chúng ta hay bị đau bụng dữ dội, tiêu hóa kém, đầy bụng, đi ngoài…
Đối tượng nào không nên ăn cua đồng?
Cua đồng mang đến nhiều thành phần dinh dưỡng rất tốt cho con người, nhất là giúp phát triển xương, răng chắc khỏe. Nhưng chúng ta không nên xem thường các lưu ý khi ăn cua, đặc biệt là các đối tượng sau đây không nên ăn cua đồng:
– Phụ nữ đang mang thai.
– Người đang bị cảm lạnh, tiêu chảy.
– Bệnh nhân mắc bệnh gout.
– Người vừa khỏi bệnh, sức đề kháng còn yếu, dạ dày còn hoạt động chưa hiệu quả.
– Người bị dị ứng với cua.
– Người bị cao huyết áp.
Qua các lưu ý khi ăn cua đồng, hi vọng bài viết này đã giúp các bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích trong việc sử dụng món cua đồng.
Theo Dinhduong.online tổng hợp