Nếu bạn là người thích ăn mận, chúc mừng bạn đã tìm đúng loại trái cây chứa nhiều dưỡng chất có lợi. Hãy cùng mình tìm hiểu cụ thể về công dụng của quả mận nhé!
1. Tìm hiểu sơ lược về quả mận
Quả mận (hay còn gọi là Mác mãn, Lý tử) và có nguồn gốc từ Trung quốc. Ở Việt Nam, mận có nhiều ở Hà Nội, Sơn La, Lào Cai,… Mỗi vùng miền lại xuất hiện những loại mận mang đặc trưng ở nơi đó, tùy thuộc vào vị trí địa lý, địa hình, khí hậu nơi mận được trồng.
1.1 Phân loại mận phổ biến ở Việt Nam
Việt Nam với điều kiện khí hậu và vị trí địa hình phong phú trải dài từ nam ra bắc góp phần hình thành sự đa dạng các loại mận khác nhau bao gồm: mận Hà Nội, mận cơm, mận Tam hoa,…
- Mận Hà Nội: có dạng hình cầu, kích thước khá nhỏ, hạt nhỏ, thịt quả khá dày và khi chín có màu hồng tím đặc trưng.
- Mận miền Nam (hay còn gọi là quả roi): có hình dạng như cái chuông dạng tam giác, thịt quả mọng nước, giòn, mát nhưng hạt khá to và khi chín quả có màu đỏ khá đẹp mắt.
- Mận cơm: có nhiều ở Lạng Sơn, trái to vừa, thịt quả màu vàng có vị chua thanh và khi chín vỏ ngoài có màu xanh ngả vàng
- Mận Tả Van: kích thước khá nhỏ hơn so với các loại khác, thịt quả hơi giòn và có màu đỏ khá đậm.
- Mận Tam Hoa: có kích thước trung bình và khi chín quả sẽ thường có màu đỏ khá đậm, đôi khi ngả màu hơi tím.
1.2 Thành phần dinh dưỡng của mận
Quả mận, cũng như các loại trái cây khác chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu và các chất dinh dưỡng khác. Theo nhiều nghiên cứu, giá trị dinh dưỡng của mận trong 100g là:
- Nước: 94,1g,
- Năng lượng: 20 kcalo,
- Chất béo: 0,2g,
- Protein: 0,6g,
- Chất béo: 0,2g,
- Chất xơ: 0,7g,
- Glucid: 3,9g,
- Các loại vitamin (vitamin B, C, E, K,…)
- Đường: 9,92g (bao gồm các loại: glucoza, galactoza, sacarcoza, fructoza,…),
- Một số khoáng chất thiết yếu (sắt, kali, canxi, magie, kẽm,…)
- Một số dưỡng chất khác (beta carotene, phenylalanine, lysin, glutamic, axit aspartic,…)
2. Điểm danh 8 công dụng của quả mận đối với sức khỏe
Nhờ giá trị dinh dưỡng tuyệt vời, quả mận đã mang đến những lợi ích bất ngờ cho sức khỏe. Sau đây là các công dụng của quả mận đối với sức khỏe:
2.1 Tốt với sức khỏe tim mạch
Trong quả mận chứa lượng kali đủ để giúp duy trì nhịp tim khỏe mạnh và kiểm soát được sự ổn định của huyết áp. Bên cạnh đó, mận cũng chứa nhiều chất xơ giúp hạ phần trăm cholesterol LDL xấu có trong máu, nhờ vậy hạn chế gặp phải các bệnh về tim và tình trạng thiếu máu.
2.2 Hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt, tránh táo bón
Hầu hết các loại trái cây đều chứa rất nhiều chất xơ và mận cũng thế. Với 93% hàm lượng nước và chất xơ từ dinh dưỡng quả mận giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định. Ăn thường xuyên còn giúp ngăn ngừa các vấn đề tiêu hóa: táo bón, chứng đầy hơi. Hơn nữa, mận còn có tác dụng hỗ trợ ruột loại bỏ chất cặn bã không cần thiết.
2.3 Hạn chế sự hấp thụ cholesterol
Ngoài kali giúp giảm cholesterol, vitamin C trong mận cũng có vai trò tương tự. Nhờ lượng vitamin C có trong mận giúp phân hủy các cholesterol xấu ra ngoài và hạn chế các cholesterol trong động mạch bị oxy hóa giúp hạn chế mắc các bệnh xơ vữa động mạch, viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp và cả hen suyễn.
2.4 Giúp chống lão hóa, tăng cường miễn dịch
Trong mận chứa nhiều loại vitamin cũng như khoáng chất nhất là vitamin A chiếm 8% và vitamin C chiếm 7% là những thành phần tăng đề kháng hiệu quả. Bên cạnh đó, khi kết hợp với các chất polyphenol, nhất là anthocyanins – chất chống oxy hóa hoạt động rất tích cực, đã giúp cơ thể kháng viêm, tránh tổn thương tế bào do gốc tự do, tăng liên kết giữa các mô, giúp tạo collagen. Vì vậy, công dụng của quả mận vừa giúp tăng cường miễn dịch từ bên trong, vừa giúp da dẻ căng mịn, hạn chế nếp nhăn.
2.5 Hỗ trợ phòng bệnh ung thư
Nhờ có những chất chống oxy hóa với số lượng nhiều, quả mận có tác dụng phòng ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Vì những chất này có khả năng tiêu diệt và chế ngự các gốc tự do phá hủy tế bào, vì vậy ngăn ngừa được bệnh ung thư tái phát. Các bạn yên tâm nhé, vì công dụng phòng chống ung thư đã được các nghiên cứu khoa học cũng như tài liệu y học cổ truyền chứng minh.
2.6 Tốt cho thị lực
Trong thành phần dinh dưỡng quả mận có tới 8% là hàm lượng vitamin A. Mắt của chúng ta rất cần vitamin A để tăng cường thị lực. Vì vậy, ăn mận cũng là cách làm giảm căng thẳng, giúp mắt sáng và khỏe hơn.
2.7 Tăng cường sức khỏe xương khớp
Thành phần dinh dưỡng của mận cũng chứa các loại khoáng chất (photpho, kali, magie) và vitamin K, là các thành tố giúp nâng cao sức khỏe xương khớp, cải thiện các vấn đề về xương. Ngoài ra, theo nhiều nhà khoa học, mận khô cũng có tác dụng tương tự và còn giúp tăng hormone hình thành xương.
2.8 Giảm lượng đường trong máu
Mận là loại thực phẩm có lượng carb khá cao. Tuy nhiên glycemic trong mận thấp, hormone adiponectin trong mận cao và chất xơ trong mận cũng góp phần giảm khả năng hấp thụ carbs sau bữa ăn. Nhờ đó, việc ăn mận có thể giúp kiểm soát được đường huyết trong cơ thể, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
3. Một số lưu ý khi dùng mận
Mận rất tốt đối với cơ thể nhưng bạn cần chú ý một số vấn đề sau để hấp thu được trọn vẹn chất dinh dưỡng và tránh gặp phải rủi ro không mong muốn:
- Những đối tượng không nên ăn mận: Người đang dùng thuốc; người vừa phẫu thuật, người có cơ địa nhiệt, nóng; người đang đói, chưa ăn gì; người đang bị bệnh thận; phụ nữ đang mang thai… nên tránh dùng mận để không gây hại sức khỏe.
- Ăn mận với lượng vừa phải: Nếu ăn quá nhiều mận dễ dẫn đến các bệnh về dạ dày, nổi mụn và ảnh hưởng đến men răng bởi tính nhiệt của mận. Tình trạng kéo dài có thể gây sỏi thận do mận có nhiều oxalat. Vì vậy chỉ nên ăn tối đa 10 quả/ngày, tốt nhất là chỉ cần ăn từ 3 – 4 quả/ngày.
- Không nên ăn hạt mận: Quả mận chứa nhiều dưỡng chất, nhưng bạn tuyệt đối không ăn hạt mận. Vì amygdalinase trong hạt mận có thể biến đổi thành acid cyanhydric gây ức chế cytochrome oxydase, dẫn đến rối loạn hô hấp.
- Ngâm mận trong nước muối trước khi ăn: Mận khá mọng nước, vỏ mỏng dễ ngấm các chất bảo quản, thuốc trừ sâu,… Vì vậy trước khi ăn, bạn nên ngâm qua nước muối loãng khoảng 30 phút và rửa sạch lại bằng nước hoặc nước rửa chuyên dụng dành cho trái cây.
- Người bệnh thận hoặc có tiền sử gia đình bị bệnh này nên hạn chế hoặc không ăn mận: Trong mận chứa nhiều oxalat gây kết tủa hình thành sỏi do không hấp thụ được canxi. Vì vậy, nếu người bị thận ăn sẽ làm tình trạng nặng hơn, tăng nguy cơ hình thành sỏi thận và sỏi bàng quang.
Qua tất cả các ý trên, bạn có thể thấy chỉ vài quả mận nhỏ bé nhưng công dụng của quả mận dành cho sức khỏe thì không hề nhỏ. Tuy vậy, bạn cũng cần có những lưu ý nhất định khi sử dụng để tránh những trường hợp đáng tiếc nhé!